Tại sao Bani không phải tôn giáo Chăm? Bani là gì?

Written by Putra Podam
In category Tin tức
Sep 2, 2023, 7:40 PM

Tại sao Bani không phải tôn giáo Chăm? Bani là gì? đây là câu hỏi của một sinh viên đã ra trường gửi tin nhắn hỏi Putra Podam

Thật ra câu hỏi này liên quan nhiều bài viết mà Putra Podam đã viết trước đó, có thể tìm đọc trong trang Website kauthara.org.

Nhân đây Putra Podam giới thiệu thật chi tiết Bani là gì?

Để hiểu Bani là gì, hãy xem những ví dụ dưới đây trước:

 

A. MỘT SỐ TỪ MANG NGHĨA "ĐẠO" LIÊN QUAN

1. Tiếng Việt dùng từ "Đạo" để liệt kê những tên tôn giáo như:

   - Đạo: Công giáo

   - Đạo: Phật giáo

   - Đạo: Awal (Awal nhánh riêng của Hồi giáo, thờ Allah, tại Champa)

   - Đạo: Ahier (Ahier nhánh riêng của Hồi giáo, thờ Allah tại Champa)

 

2. Tiếng Trung dùng từ " 宗教 (zōngjiào - Tong jiao" để ghỉ tên tôn giáo như:

   - Tong jiao: Công giáo

   - Tong Jiao: Phật giáo

   - Tong Jiao: Awal (Awal nhánh riêng của Hồi giáo, thờ Allah, tại Champa)

   - Tong Jiao: Ahier (Ahier nhánh riêng của Hồi giáo, thờ Allah tại Champa)

 

3. Tiếng Hindi dùng từ "Agama", đây là từ mà người Chăm và người Melayu ở Đông Nam Á hay dùng để chỉ tên tôn giáo.

   - Agama: Công giáo

   - Agama: Phật giáo

   - Agama: Awal 

   - Agama: Ahier (Akhir)

 

4. Tiếng Ả Rập thường dùng từ "Bani", đây là từ mà người Chăm theo Hồi giáo dùng để chỉ tôn giáo ở Champa.

  - Bani: Công giáo

  - Bani: Phật giáo

   - Bani: Awal

   - Bani: Ahier

===> từ "Đạo", "Tong Jiao", "Agama", "Bani" là đồng nghĩa cùng mang nghĩa "Đạo" chứ không phải mang "tên Đạo".

Căn cứ những ví dụ nêu ở trên người Chăm đã dùng:

   - Agama Awal, đồng nghĩa, Bani Awal

   - Agama Ahier, đồng nghĩa, Bani Ahier

Chú ý: Người Chăm không dùng: Agama BANI  (Vì BANI không phải tên tôn giáo)

 

B. BANI NGỮ NGHĨA THUẬT NGỮ 

Hãy đọc bài liên kêt dưới đây:

Bani không phải tên tôn giáo "Bani" - Chăm Bani nghĩa

Chăm Bani (Chăm có đạo) là Agama Awal (Hồi giáo dòng Awal tại Champa) File PDF.

 

C. BANI ĐỌC THÊM

Islam du nhập vào Champa khoảng thế kỷ IX, nhưng phát triển cực thịnh vào thế kỷ thứ XVI ảnh hưởng từ quốc gia Malaysia và một số quốc gia khác ở Đông Nam Á. Để chỉ tôn giáo Islam người Chăm phiên âm thành từ Asulam. Đối với tôn giáo Asulam thì người Chăm còn dùng từ Bani (nghĩa là “đạo” hay “tín đồ”) rất phổ biến không chỉ dành riêng cho người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, mà còn sử dụng ở người Chăm Nam Bộ, Chăm Kampuchia và thế giới Hồi giáo.

Một người nam giới Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận trước khi trưởng thành khoảng 10-12 tuổi họ thường làm lễ “Katan” hay “Khatan”, người Nam bộ gọi “Khotan”, còn người Malaysia gọi “Sunat”. Từ “Khatan” nguồn gốc tiếng Ả Rập (Arabic), là hành động cắt bao quy đầu. “Ngak Khatan” là hành động cắt bao quy đầu. Người Islam thường làm lễ cắt bao quy đầu từ lúc mới sinh hoặc lớn khoảng bảy tuổi, thường phải “ngak Khatan tamâ Bani” chứ không ai nói “ngak Khatan tamâ Islam”, điều này được dùng cho cả Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, Chăm Nam bộ và Chăm Kampuchia.

Theo thuật ngữ, Bani có một số ngữ nghĩa như:

Bani là phiên âm tiếng Ả Rập (Arab - Arabic). Nghĩa là “đạo”, nhưng thường dùng với nghĩa “tín đồ” hay “Muslim” chỉ thờ phượng Allah là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad (Muhamat) là vị Thiên sứ (Nabi-Rasul) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Koran.

- Bani: trong tiếng Ả Rập dùng để chỉ tín đồ của thượng đế Allah. Nhưng theo R.P Durrand (1903), tên gọi Bani là phiên âm theo từ gốc Arab “Beni”, có nghĩa là “đứa con”.

- Bani dùng để chỉ sắc dân, sắc tộc theo Islam như: Bani Israel (sắc dân Do Thái theo Islam), Bani Chăm (sắc dân Chăm theo đạo mới, đạo Islam).

- Bani, Bini là “đạo” thường dùng để chỉ người mới nhập đạo, người có đạo, hay người có đức tin với thượng đế Allah. Ví dụ: Bani Jawa: nghĩa là: người Jawa theo đạo mới, hay người Hồi giáo Jawa.

- Bani, Bini thường dùng như tên lót Bin theo Islam như: Muhammad Bin Bilal Ali, Bin Laden, Cei Sak Bin Bangu, …

- Người Chăm thường nói: “Nứ Nì” (tắt của chữ Anâk Bini hay Anak Bini): có nghĩa là đứa con của Bini hay con chiên, tín đồ của Allah.

- Ngoài ra Chăm còn nói: “Nứ Nì, Nứ Bì” (viết tắt anâk Nabi, mà nabi ở đây là thiên sứ Muhammad), vậy Anak Nabi mang nghĩa là tín đồ của thiên sứ Muhammad.

- Người Chăm nói riêng và Champa nói chung đều gọi danh xưng là: “Agama Awal”, mang nghĩa tôn giáo Awal (Hồi giáo) là nhánh Hồi giáo của Champa.

- Người Chăm không bao giờ nói: Agama Bani, vì Bani không phải tôn giáo.

Những lập luận từ nguồn gốc lịch sử tôn giáo Chăm và thực tế minh chứng rằng Chăm có một tôn giáo là “Awal” đó là giới giáo sĩ Acar hiện đang thờ phượng thượng đế Allah. Chăm chưa bao giờ tồn tại một tôn giáo mang tên “Bani”, mà từ Bani chỉ mang nghĩa tín đồ theo đạo thờ phượng Đấng Allah. Những từ thường dùng như: Nứ Nì, Chăm Bani, Bani Chăm, Bani Kur, Bani Jawa, Bani Isael, Bani Islam Châu Đốc, … “Bani Ahier” vì Chăm theo Hindu (Balamon) có thờ Allah là Đấng tối cao hiện nay.

Cụ thể: Khi thực hiện lễ “cắt bao quy đầu” thì người Chăm Nam Bộ, Chăm Kampuchia, Chăm Ninh Thuận hay Bình Thuận đều gọi “Khatan tamâ Bani” nghĩa chính là lễ cắt bao quy đầu, nhưng thường gọi lễ nhập đạo. Ở đây ám chỉ dĩ nhiên là nhập đạo Islam (Asulam) chứ không mang nghĩa khác như nhập đạo Balamon, Tin Lành, Thiên Chúa giáo hay Phật giáo, … Nhưng nghĩa đối với riêng người Chăm thì cụm từ ‘Khatan tamâ Bani” (nhập đạo), ám chỉ không phải nhập đạo Balamon, mà nhập đạo mới Asulam theo thờ phượng thượng đế Allah.

Từ “Bani” chỉ có nghĩa là đạo hay người Chăm nhập đạo mới (ám chỉ theo đức tin Allah), hay chỉ nhóm sắc dân Chăm tôn thờ Allah, hay đơn giản là người “Có đạo” (Ám chỉ đạo Asulam không phải đạo Balamon). Điều này cũng như người Việt gọi hai từ “Xóm đạo”, là xóm những người theo Công giáo, chứ không phải người theo Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài, …

Một số người Chăm tại Ninh Thuận thường hiểu lầm “Bani” là đạo tên Bani. “Chăm Bani” là người Chăm theo đạo Bani. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani.

 

 

 

 

Hình 1. Tác phẩm Ariya Sah Kukei viết chữ Jawi xưa của người Chăm Châu Đốc tự gọi mình là “Cam Bani” nghĩa là Chăm theo đạo, hay tín đồ Chăm theo Hồi giáo.

 

 

 

 

 

 

Hình 2. Akhar Thrah Chăm dùng từ Mussalim (Muslim) ám chỉ “Cam Bani”chính là tín đồ “Muslim” theo Hồi giáo. Ảnh: Internet.

 

Trước 1963, người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận thường gọi người Chăm Nam Bộ là người Jawa (người theo Islam), đồng thời cũng tự nhận mình là người Bani và tên Bani được gán như tên một tôn giáo dĩ nhiên ám chỉ cho hệ phái “Acar” (ulama).

Sau năm 1963, sự du nhập trở lại của Islam chính thống giáo tại Sài Gòn vào cộng đồng người Chăm theo Awal ở Panrang-Panduranga xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ ông Mã Thanh Lâm, Từ Công Xuân (cựu dân biểu) và người Chăm Bani Islam Châu Đốc. Từ đây xã hội Chăm tại Phan Rang xuất hiện thuật ngữ “Hồi giáo cũ” và “Hồi giáo mới”. “Hồi giáo Cũ” là những người Chăm đã theo tôn giáo Awal thuộc hệ phái Hồi giáo Champa và “Hồi giáo Mới” là những người cải đạo sang Islam chính thống. Từ đây, Hồi giáo Mới là những ai tiếp nhận phong trào đổi mới và Hồi giáo Cũ là những người giữ lại quan niệm trước đây. Mỗi người đều hiểu rõ rằng “Hồi Giáo Mới” không phải là một tôn giáo mới và hoàn toàn khác với Bani. Chính vì vậy, cả hai nhóm đều cho mình là Hồi giáo, còn từ “Cũ và Mới” chỉ để phân biệt sự khác nhau.

Một thời gian sau, cộng đồng mới tìm danh xưng mới để khác biệt với người Bani Awal (Hồi giáo cũ), và họ chọn danh xưng quốc tế Islam, từ đó hình thành tín đồ Islam (theo nghĩa Hồi giáo chính thống), và tín đồ Bani (theo nghĩa hệ phái Hồi giáo Awal), nhưng dần dần tín đồ Bani Awal tự nhận mình là đạo Bani, và mặc định từ Bani như tên tôn giáo của mình. Từ đó, một số người Chăm tại Ninh Thuận thường hiểu lầm “Bani” là đạo tên Bani. “Chăm Bani” là người Chăm theo đạo Bani. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani.

 

Hình 3. Ts. Putra Podam, Chăm Bani (Chăm có đạo) theo Agama Awal (Bani Awal)- Nhánh Hồi giáo tại Chamma.