Trả lời Inra Sara về cái gọi: Tâm thư của Nguyễn Văn Tỷ

Written by Ban Biên tập
In category Tin tức
Mar 30, 2022, 3:44 PM

Ngày 24/3/2022 lúc 14:35 trên Facebook Inra Sara có đăng bài viết: "Chế Vỹ Tân: TÂM THƯ GỬI BÀ CON CHĂM BÀ- NI”. Bài viết phản ánh không đúng về cái gọi là tôn giáo "Bani"đã bị xóa khỏi danh mục tôn giáo ở Việt Nam.

Ban Biên tập Báo Điện tử Kauthara chúng tôi nhận định "Tâm thư gửi bà con Chăm Bani" là một bài viết khôi hài, nhưng nội dung lại chụp mũ, tố cáo trí thức Chăm, tố cáo Chính phủ VN xóa tôn giáo "Bani" một cách không có cơ sở. BBT Kauthara phản biện Inra Sara một vài nội dung ngắn như dưới đây.

Lý lịch vắn: Inra Sara tên thật là Phú Trạm (sinh ngày 20 tháng 9 năm 1957 tại làng Caklaing - Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam). Thực tế ông ta theo tín ngưỡng Bani Ahier, ông ta đã từ bỏ tổ tiên và không biết hiện đang theo tôn giáo gì? nhưng CMND của ông ta ghi: Balamon? một tôn giáo của Ấn Độ đã bị loại bỏ khỏi cộng đồng Chăm từ thế kỷ 17.

Đọc bức tâm thư, chúng tôi cứ tưởng tâm thư sẽ kêu gọi người Chăm theo Bani sẽ làm điều gì? giải thích Bani là gì? Chăm theo Bani là Chăm như thế nào? người Chăm theo Bani nên làm điều gì? … nhưng nội dung không phải vậy. Điều hài hước hơn là chủ đề tâm thư gửi Chăm Bani, nhưng lại gửi nhầm địa chỉ đến đích danh các vị ở Trung Ương như:

- Ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

- Ông Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch nước

- Ông Phạm Minh Chính - Thủ tướng Chính phủ

- Ông Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc hội

...

Đọc qua đoạn trên cho thấy ông Inra Sara thực sự là một diễn viên khôi hài luôn luôn lập lờ, lắc léo, lưỡng lẹo. Điều này cho thấy ông Inra Sara chỉ là diễn viên ở cấp Caklaing (Mỹ Nghiệp) ao làng ông ta mà thôi.

Inra Sara 1:

“Nguyễn Văn Tỷ [NVT] 88 tuổi, cán bộ hưu trí Chăm, tôn giáo Bà-ni, viết tâm thư về sự vụ: Tôn giáo Bà-ni không có tên trong danh mục Ban tôn giáo Trung Ương”

BBT Kauthara 1:

Theo chúng tôi, có lẽ ông NVT 88 tuổi đã già, lẩm cẩm, tuổi gần đất xa trời nên phát biểu không còn minh mẫn, vì chính ông NVT đã từng phản đối ông Thành Phần (TP) trong cuộc họp của HĐSC tại thôn Thành Tín về việc TP muốn thành lập tôn giáo "Bani" cho người Chăm, hay Inra Sara trả tiền cho NVT và yêu cầu ông ta giúp Inra Sara trở thành anh hùng Bani để cướp công của anh hùng Núp [TP].

Ông NVT có thật là tôn giáo Bani thật ư? Theo chúng tôi, CMND cũ của ông NVT là “Đạo Hồi”. Hơn nữa dân tộc Chăm từ xưa đến nay, từ thời Pháp thuộc, thời VNCH trước 1975 mà NVT đã từng trải qua có thấy Chính phủ nào công nhận tôn giáo “Bani” chưa?, “Bani” có phải là một tôn giáo không? và tổ tiên Chăm có sáng lập ra tôn giáo "Bani" không? xin thưa KHÔNG.

Từ khi thống nhất đất nước, sau 1975, Nhà nước CHXHCN Việt Nam có bao giờ công nhận “Bani” là một tôn giáo chưa? Xin thưa CHƯA.

Nếu ông Inra Sara tích cực tuyên bố Ban Tôn giáo (BTG) Chính phủ Việt Nam xóa bỏ tôn giáo “Bani” của người Chăm khỏi danh mục tôn giáo, thì ông nên đưa bằng chứng BTG Chính phủ công nhận tôn giáo “Bani” trong danh mục nào? công văn nào? Số mấy? năm mấy?

Hoặc Inra Sara cung cấp bằng chứng từ thời Pháp thuộc, hoặc thời VNCH, hoặc thời VNDCCH hoặc thời VNXHCN.

 

Inra Sara 2:

Thông tin về Đại hội tôn giáo tại Bình Thuận 16-3-2022, thống nhất tên gọi Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani. Đã có ý kiến trái chiều từ dư luận, một số ít ủng hộ, đa phần phản ứng khá gay gắt, tạo sự hiềm khích giữa các tín đồ, nguy hiểm đến tình đoàn kết và sự bất ổn trong cộng đồng nhỏ bé Chăm. Cá nhân tôi, đã có nhiều trải nghiệm, trong sinh hoạt tôn giáo Chăm trước và sau giải phóng, như thể hiểu từng tiểu tiết nhỏ nhất cả về hiện tượng và bản chất tôn giáo Chăm, đúc kết nhiều bài học xương máu.”

BBT Kauthara 2:

Theo Kauthara, ông Inra Sara là người Chăm theo Bani Ahier, không am hiểu, không biết, không liên quan Bani Awal, thậm chí cả tín ngưỡng Bani Ahier thì ông ta chỉ là nhà nghiên cứu tầm ao làng mà thôi.

Kauthara cung cấp thông tin cho ông biết, ngày 16/03/2022 tại trụ sở Hội đồng Sư cả thôn Thanh Kiết, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đã diễn ra Đại hội Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani lần thứ III nhiệm kỳ 2021-2026, hơn 70 đại biểu là các vị chức sắc, tín đồ người Chăm Hồi giáo (Bani) đang sinh sống các huyện trong tỉnh đã về dự Đại hội. Đặc biệt có bà Trần Thị Minh Thu – Vụ trưởng Vụ Tín ngưỡng và các tôn giáo khác của Ban tôn giáo Chính phủ, đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Công an tỉnh, Ban Tôn giáo, Ban Dân tộc tỉnh và lãnh đạo UBND huyện Bắc Bình. Nội dung chính đã nêu tại Đại hội gồm:

1. Tình hình hoạt động của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tại Bình Thuận nhiệm kỳ 2016-2021.

 2. Phương hướng và nhiệm vụ của Hội đồng Sư cả nhiệm kỳ mới 2021-2026

3. Quy chế - Tổ chức và Hoạt động của Hội đồng Sư cả nhiệm kỳ 2021-2026

Đó là ba mục chính được báo cáo tại Đại hội.

Thưa ông Inra Sara, Đại hội tại Bình Thuận vừa qua không đi lấy ý kiến tôn giáo "Bani" hay “Hồi giáo Bani” như ông suy đoán, cục bộ, cực đoan và phán bừa. Bởi, "Hồi giáo" là tên phổ thông mà Việt Nam đã dùng từ thời Pháp thuộc.

Tên gọi tổ chức tôn giáo: “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani” đã công nhận từ năm 2005.

Tên gọi tôn giáo: “Hồi giáo” đã công nhận trong danh mục Tôn giáo.

Hơn nữa, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức Hội thảo tại Phan Thiết-Bình Thuận vào ngày 13/11/2020 cho Chức sắc hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận về tên gọi tổ chức tôn giáo, kết quả 100% giáo sĩ (Acar) cả hai tỉnh đều thống nhất giữ nguyên tên gọi: “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani”. Hơn nữa, Hội thảo trực tuyến cho giới chuyên gia, thần học, … do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức tại Hà Nội đề cập đến tôn giáo người Chăm, kết quả thống nhất “Hồi giáo” là tôn giáo của người Chăm theo Bani (Chăm theo đạo).

 

Inra Sara 3:

“1. Đại hội ở Bình Thuận vừa qua chấp nhận tên gọi HỘI ĐỒNG SƯ CẢ HỒI GIÁO BÀ-NI, gây khó hiểu một cách kỳ lạ nơi bà con Chăm, bởi sai căn bản về sự thuyết phục, ngữ nghĩa, cả tính khoa học.

Về tên gọi: Hồi giáo là từ tiếng Việt gọi tôn giáo Islam. Vậy Hồi giáo Bà-ni, nghĩa là Islam Bà-ni? Trên thế giới chưa có một tôn giáo nào cắt ghép tên gọi một cách kỳ quặc thế này?! Islam và Bà-ni hai tôn giáo hoàn toàn độc lập không liên quan gì đến nhau, có ai nói đạo "Công giáo Tin Lành" không?!

Về bản chất, Hồi giáo thờ độc thần, duy nhất Allah, ngoài ra tín đồ Muslim kiêng kỵ, thậm chí chê bai, không chấp nhận cúng kiếng bất cứ hình thức nào.

Đạo Bà-ni thờ đa thần, thần Yang, Pô Âu-loah, tổ tiên, có các Pô Yang là các vua chúa trong lịch sử Chăm được thần hóa, v.v...... lý do gì các vị lại chấp nhận tên gọi Hồi giáo Bà-ni?”

BBT Kauthara 3:

Ý thứ nhất:

Rõ ràng ông Inra Sara không hiểu gì về tôn giáo Chăm, cụ thể ở đây là Hồi giáo. Tín đồ Hồi giáo trên thế giới đều biết từ “Bani” là tiếng Ả Rập, mang nghĩa “Đạo”, chứ không phải “Đạo” mang tên “Bani”.

“Islam” là tiếng Ả Rập, là một tôn giáo lớn xếp thứ nhất trên thế giới, mà tiếng Phổ thông (Việt) gọi “Hồi giáo”, và được xếp vào danh mục tôn giáo của Việt Nam là: “Hồi giáo”.

Người Chăm theo Bani (Chăm theo đạo) có hai hệ phái, để phân biệt chính người Chăm đặt tên là:

Hồi giáo Islam (Hồi giáo chính thống, Hồi giáo đang hoàn thiện dần theo Thiên kinh Koran), và

Hồi giáo Bani (Hồi giáo hệ phái Champa).

 

Ý thứ hai:

Ông Inra Sara tuyên bố: “Islam và Bà-ni hai tôn giáo hoàn toàn độc lập không liên quan gì đến nhau”.

Nhắc lại, Inra Sara là người Chăm theo “Bani Ahier”, nên Inra Sara không hiểu gì về “Bani Awal” và “Bani Islam”.

Islam: là một tôn giáo lớn trên thế giới, mà tiếng Việt phiên nghĩa là “Hồi giáo”,

Bani: không phải tên một tôn giáo trên thế giới và cũng không phải tên tôn giáo do tổ tiên người Chăm sáng lập. "Bani" không phải là tôn giáo. LINK: Thuật ngữ Bani liên quan

Thuật ngữ Bani

Tại sao BANI không phải tôn giáo

Người Chăm Việt Nam không có đạo Bani

Tại sao Islam tiếng Việt gọi Hồi giáo

Đặt tên tôn giáo cho người Chăm

Rõ ràng, những phát biểu ở trên của ông Inra Sara chỉ dành cho những thành phần thiếu học, dành cho trẻ trâu tắm ao làng mà thôi.

 

Ý thứ ba:

Ông Inra Sara tuyên bố: “Hồi giáo thờ độc thần, duy nhất Allah”, còn “Đạo Bà-ni thờ đa thần, thần Yang, Pô Âu-loah, tổ tiên, có các Pô Yang là các vua chúa trong lịch sử Chăm được thần hóa, v.v...

Đoạn này khẳng định thêm ông Inra Sara chỉ là người học lõm, chuyên gia đi rao giảng văn hóa, buôn bán văn hóa Chăm nhưng chỉ dành cho khách du lịch mà thôi.

Hồi giáo: là tôn giáo độc thần, thờ Thượng đế Allah, là Đấng Tối Cao và Duy Nhất, sử dụng Thiên kinh Koran làm kim chỉ nam, tôn kính Thiên sứ (Nabi/rosul) Muhammad là Thiên sứ cuối cùng.

Hồi giáo đã truyền sang Champa từ thế kỷ thứ 9, dành cho những người Chăm bỏ đạo Hindu (Brahma, Vhisnu, Shiva) và theo Islam (thờ Allah).

Thế kỷ 15 (1471) khi thành Đồ Bàn (Vijaya) sụp đổ cũng là thời kỳ Hindu (Ấn giáo) sụp đổ hoàn toàn không những ở Champa mà hầu như cả Đông Nam Á.

Cũng từ đây, Islam phát triển mạnh ở Champa và thay thế hoàn toàn Hindu (Ấn giáo) trong Hoàng gia Champa và phát triển cực thịnh vào thế kỷ 17. Thời kỳ vua Po Rome (vị vua theo Islam) có quan hệ mật thiết với các quốc gia Hồi giáo ở Đông Nam Á.

Từ đây, Champa đã trở thành quốc gia Hồi giáo, bằng cách hóa giải dân tộc Chăm thành hai hệ phái: “Bani Awal” (Hồi giáo cũ – những người đã thờ Allah từ thế kỷ 9 cho đến nay), và,

 “Bani Ahier” (Hồi giáo mới – Chăm bỏ đạo Hindu, bỏ thờ các vị thần Brahma, Vhisnu, Shiva, … cùng thờ Po Allah như Bani Awal. Tuy nhiên, đối với “Bani Ahier” Po Allah là Đấng Tối cao, ngoài ra do lịch sử Champa và văn hóa bản địa, “Bani Ahier” còn tiếp tục tiếp quản và chăm sóc các đền tháp Chăm, nơi mà các vua Champa sau khi qua đời hóa thân thành thần Shiva.

Ông Inra Sara nên học lại, “Bani Awal” (Hồi giáo) là một tôn giáo độc thần. Các vị Giáo sĩ (Acar) chỉ duy nhất thờ phượng Po Allah, tôn kính Nabi Muhammad, và trao dồi Thiên kinh Koran viết bằng chữ Ả Rập và tiếng Ả Rập.

Ông Inra Sara cũng nên nhớ, Giáo sĩ (Acar) gồm: Gru, Imam, Katip, Acar là người đại diện cho dòng họ trực tiếp thờ phượng Thượng đế Allah và không thờ thần Shiva, Vhisnu, Brahma hay yang thần nào của Champa.

Ngược lại, tín đồ Bani Awal (Gahéh- thường dân) là đối tượng không trực tiếp thờ phượng Allah, lớp tín đồ này chỉ phục vụ cho các giáo (Acar) và gián tiếp thờ phượng Allah. Đối với những tín đồ Bani Awal (Gahéh) không có đức tin (không có Iman) thì họ có thể đốt nhang lạy Phật, có thể ăn thịt heo, thịt cày 7 món, … không ai có quyền ngăn cấm họ.

 

Ý thứ tư:

Ông Inra Sara tuyên bố: “lý do gì các vị lại chấp nhận tên gọi Hồi giáo Bà-ni?”.

Tuyên bố trên của Inra Sara cơ bản cho thấy ông ta là người thiếu hiểu biết, chỉ nói theo bầy đàn.

Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani là một tổ chức được thành lập từ 2005 do tầng lớp giáo sĩ, bô lão, trí thức Chăm đồng ý. Tên gọi tổ chức “Hồi giáo Bani” miêu tả tôn giáo “Hồi giáo” thuộc hệ phái “Bani” của người Chăm.

Điều không đúng nữa của Inra Sara là, “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani” là tên của một tổ chức, tại sao Inra Sara lại đi vận động kích động chống HĐSC và đập phá Hồi giáo Bani.

 

Inra Sara 4:

“Nay tôn giáo Bà-ni bị xoá sổ, khác nào cướp đi quyền tự do tín ngưỡng, quyền tối thiểu nhất của một kiếp người hiện diện trần thế này, có đáng sụp đổ không?! Bộ phận người Chăm Bà-ni gắn kết chặt chẽ, hòa quyện nhuần nhị với người Chăm Bà-la-môn để tạo thành Tôn giáo Ahiêr Awal tuy hai là một, hòa bình và nhân ái. Đó là điều các nhà nghiên cứu đã khẳng định qua thực tiễn sinh hoạt phong tục tập quán. Nay Bà-ni mất coi như Tâm linh cộng đồng Chăm mất đi một nửa, thì còn gì là Chăm?”

BBT Kauthara 4:

Inra Sara tuyên bố đã từng tồn tại một tôn giáo “Bani” nhưng không đưa ra bằng chứng, không có cơ sở. Inra Sara hãy cung cấp thông tin giấy tờ liên quan về tôn giáo “Bani” của người Chăm cho cộng đồng Chăm và Chính phủ Việt Nam xem về tuyên bố của mình, kể từ thời Pháp thuộc, thời VNCH, VNDCCH cho đến VNXHCN.

Tôn giáo “Bani” chưa tồn tại, thì làm sao mà xóa? Và ai là thủ phạm xóa tôn giáo Bani của người Chăm? Có chăng Inra Sara muốn ám chỉ Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo “Bani” của người Chăm và cướp đi quyền tự do tín ngưỡng của người Chăm?

Inra Sara tuyên bố: “Bộ phận người Chăm Bà-ni gắn kết chặt chẽ, hòa quyện nhuần nhị với người Chăm Bà-la-môn để tạo thành Tôn giáo Ahiêr Awal tuy hai là một, hòa bình và nhân ái.”

Trong tuyên bố này của Inra Sara xuất hiện bốn [4] khái niệm “Chăm Bani”, “Chăm Balamon”, “Tôn giáo Ahier” và “Tôn giáo Awal”, tuy hai là một?

Đọc tuyên bố trên theo chúng tôi hiểu:

- Chăm Bani: nghĩa là “Cam Dal”, “Chăm chết chôn”, Chăm theo “Đạo”, “Chăm theo Islam”, “Chăm thờ Allah”,...từ thế kỷ 9.

- Chăm Balamon: nghĩa là “Cam Cuh”, “Chăm chết thiêu”, Chăm thờ tam vị thần Ấn giáo như Brahma, Vhisnu, Shiva, … trước thế kỷ 15.

Hai khái niệm Chăm Bani và Chăm Balamon như chúng tôi giải thích là hoàn toàn chính xác. Nhưng: Tôn giáo Awal và tôn giáo Ahier lại là phạm trù khác. Các nhà khoa học đã giải thích cặp phạm trù “Awal” “Ahier” chỉ xuất hiện từ thế kỷ thứ 17, triều đại vua Po Rome (Po Rome là vị vua Islam kế ngôi từ vua Po Mah Taha cũng là vị vua luôn sùng bái Islam).

- Awal: tiếng Ả Rập mang nghĩa “trước, sớm, …”, nghĩa là “Hồi giáo trước”, “Hồi giáo sớm”, … nghĩa Chăm đã bỏ thờ các thần Ấn giáo (Brahma, Vhisnu, Shiva, …) và cải đạo sang Islam (Asulam) từ thế kỷ thứ 9 khi Islam truyền bá sang vương quốc Champa. Vậy “Awal” chính là Hồi giáo Islam của Champa thời đó mà giới giáo sĩ (Acar) chính là: Gru, Imam, Katip, Acar. “Agama Awal” nghĩa là đạo Awal chỉ thờ Thượng đế Allah, là Đấng Tối Cao và Duy Nhất.

Trong khi:

- Ahier: tiếng Ả Rập mang nghĩa “sau, muộn, …”, nghĩa là “Hồi giáo sau”, “Hồi giáo muộn”, …nghĩa là Chăm Balamon chính thức bỏ thờ tam vị thần Ấn giao (Brahma, Vhisnu, Shiva, …) và cải đạo sang thờ Islam (Asulam) từ thế kỷ 17, khi Balamon đã sụp đổ hoàn toàn đông Nam Á vào thế kỷ 15. “Agama Ahier” nghĩa là đạo Ahier, thờ Thượng đế Allah là Đấng Tối Cao, ngoài ra Ahier còn phục vụ, chăm sóc, thực hiện các lễ tục của tín ngưỡng Chăm.

Từ lý giải ở trên cho thấy, “Agama Awal – Bani Awal” và “Agama Ahier – Bani Ahier” cùng thờ Thượng đế Allah là Đấng Tối Cao mà người trực tiếp phục vụ Allah chính là giới Giáo sĩ (Acar). Do đó, khi bên Chăm Ahier thực hiện lễ tục liên quan Allah chứng giám thì phải mời Giáo sĩ Acar (Awal) thực hiện.

Hai thuật ngữ: “Bani Awal”, “Bani Ahier” là do tổ tiên Chăm tạo ra cụ thể từ thời đại vua Po Rome. Po Rome muốn thần dân Champa cùng thờ Thượng đế Allah để giải quyết sự xung đột tôn giáo trong cộng đồng Chăm.

 

*** Lý lẽ đấu tranh của các vị là gì? ***

@ Ông Thành Phần luôn tuyên bố tôn giáo “Bani” của người Chăm đã bị xóa, nhưng không đưa ra bằng chứng, chẳng hạn:

- Chính phủ nào công nhận “Bani” là một tôn giáo của người Chăm? và công nhận ở đâu? khi nào?

- Chính phủ nào có quyền xóa tôn giáo “Bani” của người Chăm? và “Bani” bị xóa khỏi Danh mục tôn giáo của Việt Nam từ năm nào?

- Chính phủ muốn biết tôn giáo “Bani” của người Chăm là gì? nhưng ông Thành Phần không viết được một chuyên đề về nguồn gốc lịch sử tôn giáo của người Chăm.

- Ông Thành Phần cầm đầu đòi tôn giáo “Bani”, kích động gây xáo trộn an ninh trật tự xã hội Chăm, nhưng chính ông Thành Phần làm “Anh hùng Núp” và chỉ đạo “bầy cừu” bằng thiết bị từ xa.

 

@ Ông Inra Sara, người Chăm Ahier (Chăm Cuh - Chăm chết Thiêu; không phải Chăm Balamon), Inra Sara muốn làm anh hùng Chăm, nhưng không có kiến thức, thiếu hiểu biết, ông ta luôn luôn tự đề cao, tự tâng bốc bản thân. Trong đấu tranh đòi tôn giáo "Bani" ông ta không viết nổi một chuyên đề lịch sử cái gọi là “tôn giáo Bani” để cộng đồng Chăm tham khảo.

Khi lên tiếng, ông Inra Sara viết bài chỉ tầm kiến thức “ao làng”, không đủ tự tin, không đủ bản lĩnh để đối thoại với cộng đồng Chăm, mà ông Inra Sara chỉ níu cái bóng ông Nguyễn Văn Tỷ để lên tiếng, nghĩa là ông Inra Sara viết bài tâm thư này nhưng lợi dụng uy tín ông Nguyễn Văn Tỷ (Chăm Awal, Cam Dal, Chăm chết chôn). Đó là uy tín của một người già gần đất xa trời, uy tín của người sống lâu làm lão làng, uy tín của một người lạc lối không có đức tin (Iman).

 

THAM KHẢO: Tâm thư Nguyễn Văn Tỷ do Inra Sara viết

 

 

Hình 1. Nguyễn Văn Tỷ và Inra Sara.

 

PHỤ LỤC BANI

Bani là phiên âm tiếng Ả Rập (Arab - Arabic). Nghĩa là “đạo”, nhưng thường dùng với nghĩa tín đồ thờ phượng Allah (Aluah) là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad (Muhamat) là vị Thiên sứ (Nabi-Rasul) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Quran (Koran).

Theo thuật ngữ thì từ Bani có một số ngữ nghĩa như:

- Bani: trong tiếng Ả Rập dùng để chỉ tín đồ theo đạo thờ thượng đế Allah.

Theo R.P Durrand (1903), tên gọi Bani là phiên âm theo từ gốc Ả Rập “Beni”, có nghĩa là những “đứa con”.

Theo tự điển E. Aymonier & A. Cabaton (1906), thì Bani “بَانِي hay بني” tiếng Ả Rập nghĩa là “con cháu”, còn theo tôn giáo thì nghĩa “Hồi giáo”. Ngoài ra tự điển còn định nghĩa:

- Cam Bani: Người Chăm Hồi giáo

- Bani Ibrahim: Hồi giáo

- Bani Nabi: Hồi giáo

- Bani Muhhamat: Hồi giáo

- Banī Java: Hồi giáo của người Mã Lai.

Trong Surah Al-Baqarah câu 40 Allah phán gọi sắc dân Israel rằng:

يبنى إسرءيل

(Ya Bani Israel - Hỡi sắc dân Israel!)

Từ căn cứ trên, khẳng định Bani với nghĩa rộng là “tôn giáo”, “đạo Hồi”, nhưng nghĩa hẹp thì chỉ sắc dân có tín đồ thờ phượng Allah.

Bani có nghĩa đầu tiên là đạo, thường dùng để chỉ người mới nhập đạo, người có đạo, hay người có đức tin với thượng đế Allah. Như Bani Islam (tín đồ theo đạo Islam), Bani Jawa (người Jawa theo đạo mới, hay người Hồi giáo Jawa, và đơn giản chỉ gọi Jawa). Bani Chăm (Người Chăm theo đạo mới Islam và thờ phượng Allah), Bani Awal (Người Chăm theo Hồi giáo từ sơ khai “Awal” thờ phượng Allah).

Ngoài ra, Bani, Bini (Bin) thường dùng như tên lót cho giới tính nam của tín đồ Islam như: Muhammad Bin Bilal Ali, Bin Laden, Muhammad Bin Putra, Cei Sak Bin Bangu, …

Người Chăm thường nói: Nứ Nì (viết tắt của chữ Anak Bani): có nghĩa là đứa con Bani hay tín đồ Islam.

Ngoài ra Chăm còn nói: Nứ Bì (viết tắt anak Nabi, mà Nabi ở đây là tên các thiên sứ), vậy Anak Nabi mang nghĩa là tín đồ của thiên sứ Muhammad.

Người Chăm nói riêng và Champa nói chung đều gọi danh xưng là: “Agama Awal”, mang nghĩa tôn giáo Awal là tôn giáo của người Chăm có từ thế kỷ 17, kế thừa Asulam (Islam) từ thế kỷ thứ 9.

Người Chăm không bao giờ nói: “Agama Bani”, vì Bani không phải đạo mang tên “Bani”.

Những lập luận từ nguồn gốc lịch sử tôn giáo Chăm và thực tế minh chứng rằng Chăm có một tôn giáo là “Awal” đó là giới giáo sĩ Acar hiện đang thờ phượng thượng đế Allah. Người Chăm chưa bao giờ tồn tại một tôn giáo mang tên “Bani”, mà từ Bani chỉ mang nghĩa tín đồ theo đạo thờ phượng Đấng Allah. Những từ thường thấy như: Anak Bani, Chăm Bani, Bani Chăm, Bani Kur, Bani Jawa, Bani Isael, Bani Islam, Bani Islam Châu Đốc, … và có thể gọi “Bani Ahier” vì Chăm theo Hindu xưa đến thế kỷ 17 cải đạo Ahier và thờ phượng Allah như Đấng Tối cao cho đến ngày nay.

Cụ thể: Khi thực hiện “lễ cắt bao quy đầu” thì người Chăm Islam Nam bộ, Chăm Kampuchia, Chăm Ninh Thuận hay Bình Thuận đều gọi “Khatan tama Bani” nghĩa chính là lễ cắt bao quy đầu, nhưng thường gọi lễ nhập đạo. Ở đây ám chỉ dĩ nhiên là nhập đạo Islam (Asulam) chứ không mang nghĩa khác như nhập đạo Hindu, Tin Lành, Thiên Chúa giáo hay Phật giáo, …Nhưng đối với người Chăm thì cụm từ ‘Khatan tama Bani” (nhập đạo), ám chỉ không phải nhập đạo Hindu, mà nhập đạo mới Islam (Asulam) theo thờ phượng thượng đế Allah.

Từ “Bani” chỉ có nghĩa là đạo hay người Chăm nhập đạo mới (ám chỉ tín đồ theo đức tin Allah), hay chỉ nhóm sắc dân Chăm tôn thờ Allah, hay đơn giản là người “Có đạo” (Ám chỉ đạo Asulam không phải đạo Balamon). Điều này cũng như người Việt gọi hai từ “Xóm đạo”, là xóm những người theo Công giáo, chứ không phải xóm của những người theo Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài, …

Một số người Chăm tại Ninh Thuận thường hiểu lầm “Bani” là đạo tên Bani. “Chăm Bani” là người Chăm theo đạo tên Bani. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani.

 

 

Hình 2. Tôn giáo và tổ chức tôn giáo của Chăm theo Bani (Chăm Bani nghĩa là Chăm theo Đạo, chứ không phải Chăm là đạo Bani do tổ tiên Chăm sáng lập). Danh mục tôn giáo tại Việt Nam, trong đó có Hồi giáo.