Tôn giáo và tên gọi phổ thông ở Việt Nam

Written by admin
In category Nghiên cứu
Aug 29, 2021, 6:31 AM

Tiếng phổ thông là ngôn ngữ được thống nhất để sử dụng trên toàn quốc, đại diện cho một quốc gia, dùng để phân biệt với tiếng địa phương ở mỗi vùng miền. Chẳng hạn:

Nước Cambodia (phiên âm: Campuchia), tiếng phổ thông là tiếng Khmer là ngôn ngữ của người Khmer, là ngôn ngữ chính thức của nước Campuchia.

Nước Thailand (phiên âm: Thái Lan), tiếng phổ thông là tiếng Thái, là tiếng mẹ đẻ của người Thái, dân tộc chiếm đa số ở Thái Lan. 

Nước Malaysia (phiên âm: Ma-lai-xi-a, gọi tắt là Mã Lai), đại diện là người Melayu, ngôn ngữ chính là tiếng Malay hay còn gọi là Bahasa Malaysia là ngôn ngữ chính của dân tộc. Ngoài ra, nước Malaysia còn có hai dân tộc lớn là Ấn Độ và Trung Quốc. Do đó, chính phủ Malaysia đã quyết định chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Điều đó đồng nghĩa trong hệ thống giáo dục và các cơ quan hành chính tại Malaysia, ngôn ngữ được sử dụng chính là tiếng Anh. 

Vương quốc Champa (phiên âm: Chiêm Thành), chữ “Chăm” là phiên âm từ chữ “Cham”, là quốc gia độc lập từ thế kỷ thứ 2 (năm 192) đến năm 1832 bị xóa khỏi bản đồ thế giới. Champa là quốc gia đa chủng gồm một số dân tộc chính như: Cham (Chăm), Jrai (Jarai), Raday (Ê đê), Bana, Kaho (K’ho), Raglai, Churu (Chu Ru), S’tiêng, … tiếng phổ thông là tiếng Cham là một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia của ngữ hệ Nam Đảo.

 Nước Việt Nam, tiếng phổ thông là tiếng Việt, là ngôn chính thức tại Việt Nam. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, tại Chương I Điều 5 Mục 3, ghi tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Vậy tiếng của 53 dân tộc còn lại gọi là tiếng dân tộc thiểu số. Dù tiếng Việt có lượng lớn từ vựng chuyển hoá từ tiếng Hán thành âm Hán Việt và từ Hán Việt nhưng dựa trên ngữ pháp và quy ước căn bản.

 

VẤN ĐỀ 1:  Tên quốc gia, tên nhân vật

France: là tên chính của Cộng hòa Pháp. Tiếng phổ thông: Pháp

The United States of America (USA). Tiếng phổ thông: Hoa Kỳ

Zhōngguó: là tên nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hán-Việt:  Trung Quốc 

Beijing: là tên thủ đô của Trung Hoa. Hán-Việt: Bắc Kinh

Dèng Xiǎopíng: là một nhà chính trị người Trung Quốc. Hán-Việt: Đặng Tiểu Bình 

 

VẤN ĐỀ 2: Tên tôn giáo trên thế giới

“Con người có tổ có tông. Như cây có cội như sông có nguồn”, bất kể con người, sự vật hay hiện tượng hay cả thần thánh đều có nguồn gốc, lịch sử ra đời và phát triển. Như:

1. Judaism: tiếng phổ thông là “Do Thái Giáo” 

2. Catholicism: tiếng phổ thông là “Công Giáo

3. Protestantism: tiếng phổ thông là “Tin Lành

4. Brāhmaṇa: tiếng phổ thông là “Bà-La-Môn”, một tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, “Bà-La-Môn” là danh từ chỉ một đẳng cấp cao nhất của tôn giáo. Bà-La-Môn mất vào khoảng thế kỷ I.

5. Hinduism: tiếng phổ thông là “Ấn Độ giáo” (kế thừa đạo Bà-La-Môn)

6. Buddhism: tiếng phổ thông là “Phật giáo

7. Islam: tiếng phổ thông là “Hồi giáo

.....

Luận Bàn:

Căn cứ vấn đề 2 ta thấy:

1. Brāhmaṇa: tiếng phổ thông là “Bà-La-Môn”, một tôn giáo rất cổ của Ấn Độ.

- Bà-La-Môn (Phiên âm từ tiếng Phạn: Brahma - brāhmaṇa), là danh từ chỉ một đẳng cấp. Bà-La-Môn là một tôn giáo rất cổ ở Ấn Độ bắt nguồn từ Vệ-Đà giáo. Các giai đoạn chính: Vệ-Đà giáo (Vedism), Bà-La-Môn giáo (Brahmanism), và Ấn Độ giáo (Hinduism).

- Bà-La-Môn phát triển đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì cải biến thành Ấn Độ giáo (Hinduism).

- Vương quốc Champa độc lập từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15 (sụp đổ Vijaya), giai đoạn này chắc chắn Champa theo đạo Hindu (minh chứng trên đền tháp cổ có cả Brahma, Vhisnu và Shiva) thuộc Ấn Giáo.

- Đến thế kỷ 17, vua Po Rome hóa giải hai tôn giáo lớn mà Champa tiếp nhận Hindu (từ Ấn Độ) và Islam (từ Ả Rập) thành hai tín ngưỡng là Awal và Ahier.

- Awal thờ Allah, Thượng đế Tối Cao và Duy Nhất

- Ahier thờ Allah, Thượng đế Tối Cao và không duy nhất. Vì Ahier còn chấp nhận nhiều Yang, Thần khác.

- Vậy từ thế kỷ 17 đến nay, Champa chỉ tồn tại hai tín ngưỡng là Awal và Ahier. Đây chính là hai hệ phái tôn giáo của người Chăm.

- Bani Awal và Bani Ahier (tiếng Ả Rập). Bani Awal: là Hồi giáo Awal (Hồi giáo củ) và Bani Ahier: là Hồi giáo Ahier (Hồi giáo mới).

 

Lưu ý 1: Bà-La-Môn là tên đẳng cấp của tôn giáo ở Ấn Độ, như trình bày ở trên. Thế mà Ts. Thành Phần và Inra Sara tuyên truyền cho giới trẻ Chăm tôn giáo Bà-La-Môn là một tôn giáo của người Chăm. Hiện nay, hầu như (95%) Chăm Ahier sai lầm và cứ tưởng Bà-La-Môn là tôn giáo của người Chăm, nên rất tự hào và ca rằng Bà-La-Môn là tôn giáo của người Chăm độc nhất vô nhị trên thế giới.

 

2. Buddhism: tiếng phổ thông là “Phật giáo” là từ Hán Việt.

Phật giáo là tôn giáo ra đời ở Ấn Độ do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) là người đầu tiên sáng lập ra đạo Phật. Đạo Phật có hai nhánh chính là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Mỗi nhánh lại được chia làm nhiều phân nhánh. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn tồn tại ba hình thức chính là Tiểu thừa ở Đông Nam Á, và hai nhánh Đại thừa, đó là các truyền thống Phật giáo Trung Quốc và Phật giáo Tây Tạng.

Vậy “Phật giáo” có phải một tôn giáo của người Việt không?

Trên báo chí của Ban Tôn giáo Chính phủ thường xuất hiện từ “Phật giáo Ấn Độ”, “Phật giáo Trung Quốc”, “Phật giáo Tây Tạng”, “Phật giáo Việt Nam”, …

Lưu ý 2: Phật giáo là tên phổ thông của “Buddhism” là tôn giáo ra đời ở Ấn Độ.

Phật giáo, không phải tôn giáo do người Việt sáng lập?

Tương tự: 

Catholicism: tiếng phổ thông là “Công Giáo”, không phải tôn giáo của người Việt.

Protestantism: tiếng phổ thông là “Tin Lành”, không phải tôn giáo của người Việt.

 

Kết luận:

Căn cứ những điều trình bày vắn tắt ở trên, nhận định:

- Phật giáo, không phải tôn giáo do người Việt sáng lập.

-Công Giáo, không phải tôn giáo của người Việt.

- Tin Lành, không phải tôn giáo của người Việt.

Vậy:

Bà-La-Môn, có phải tôn giáo do người Chăm sáng lập không? Câu trả lời là KHÔNG

Bà-Ni là gì? Bà-ni không phải tên tôn giáo. Bà-ni phiên âm từ Bani (tiếng Ả Rập), nghĩa là đạo ám chỉ cho những tín đồ theo thờ phượng Đấng Tối Cao Allah. Như:

Bani Do Thái

Bani Isael

Bani Jawa

Bani Cham

Bani Awal

Bani Ahier

Champa từ thế kỷ 17 đến nay chỉ tồn tại hai tín ngưỡng là Awal và Ahier. Hai tín ngưỡng này tiếp nhận và cải biến từ hai tôn giáo lớn: Hindu (từ Ấn Độ) và Islam (từ Ả Rập). Awal và Ahier đều có một điểm chung là tôn thờ Đấng Tối Cao Allah.

Do đó Awal và Ahier là hai hệ phái thuộc Islam ở Champa hay còn gọi Islam Champa.

 

Theo nguồn gốc lịch sử tôn giáo, người Chăm không sáng lập ra tôn giáo nào!!!

Thế Ts. Thành Phần, từ nay đừng tố cáo Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo Bani của người Chăm.

Rất mong các bạn trẻ yêu Champa, từ nay đừng nghe những lời tuyên truyền sai sự thật.

Hình 1. Phật giáo Ấn Độ.

 

Hình 2. Phật giáo Trung quốc.

 

Hình 3. Phật giáo Việt Nam.

 

Hình 4. Bà-La-Môn, thần Brahma  Ấn Độ.

Hình 5. Bà-La-Môn, thần Brahma  Ấn Độ.

 

LINK: TIN LIÊN QUAN

Dân tộc Chăm có tôn giáo hay không? - Phần 1

Bà-La-Môn không phải một tôn giáo của Champa - Phần 2

Tại sao BANI không phải tôn giáo

Thuật ngữ Bani

Người Chăm Việt Nam không có đạo Bani

Tại sao Islam tiếng Việt gọi Hồi giáo