#

Doanh nhân Tài Chí Dũng sinh năm 1975, tại Ninh Thuận, là một trong những doanh nhân trẻ tiêu biểu của tỉnh Ninh Thuận. Anh tốt nghiệp Trường Đại học Đà Lạt với bằng cử nhân khoa học chuyên ngành Anh văn thương mại, du lịch và báo chí. Niềm đam mê kinh doanh của anh xuất phát từ khi lần đầu tiên anh vào làm trong một công ty về xuất nhập khẩu, anh đã có gần 18 năm kinh nghiệm trước khi quyết định thành lập công ty TNHH Global Cashew Links vào năm 2019 để gắn bó, tiếp tục duy trì, phát triển thế mạnh của mình trong lĩnh vực nhập khẩu hạt điều thô, xuất khẩu nhân điều và giám sát hàng hóa. Cùng với khả năng lãnh đạo của mình, anh đã dẫn dắt và quản lí công ty hoạt động đến nay cũng đã được gần 4 năm và chắc chắn rằng trong tương lai, công ty sẽ hoạt động ngày càng lớn mạnh hơn để mang đến cho đối tác, khách hàng những dịch vụ, sản phẩm chất lượng hơn nữa. Mang trong người tinh thần nhiệt huyết cống hiến, cùng với tầm nhìn chiến lược sâu rộng, tư duy lãnh đạo sắc bén và luôn không ngừng đổi mới bắt kịp xu thế, doanh nhân Tài Chí Dũng đang từng bước xây dựng thương hiệu, đưa Công ty TNHH Global Cashew Links vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kết nối được nhiều đối tác trong và ngoài nước.

#

Văn bản nêu: " Trong quá trình Hồi giáo truyền bá vào cộng đồng Chăm Việt Nam, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và ở các khu vực khác nhau, Hồi giáo có sự giao thoa tiếp biến với văn hóa bản địa ở mức độ khác nhau, từ đó hình thành hai dòng: Hồi giáo Islam và Hồi giáo Bani. Hơn nữa, Hồi giáo Bani và Hồi giáo Islam không cùng chung một tổ chức, các hoạt động tôn giáo có những khác biệt nhất định với nhau, nhưng xét về nguồn gốc cả hai đều xuất phát từ "Hồi giáo". Trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông tin tôn giáo của công dân là người Chăm Hồi giáo Bani được ghi rõ cụ thể "Hồi giáo Bani" (không ghi chung là Hồi giáo).

#

Thành Thanh Dải, Tộc trưởng (tự xưng), Thủ lĩnh tộc người Champa (thủ lĩnh tự xưng), Tiến sĩ (tự xưng), Thạc sĩ (tự xưng - Dải chưa có bằng Đại học), Thủ tướng Champa (tự xưng), Chủ tịch Champa (tự xưng), Hiệu trưởng (tự xưng), Viện trưởng (tự xưng), còn nhiều chức khác. Thực ra Dải chỉ là tên lừa đảo xuyên biên giới.

#

Người đàn ông Chăm Panduranga thường mặc một loại Xà-rông mà người Chăm hay gọi là “Khan Mbaik”. Đó là tấm vải khổ rộng khoảng trên dưới 1 mét, chiều dài gấp 1.5 lần vòng bụng. Khi quấn Xà-rông, người mặc gấp 2 mép váy cuộn quanh người ra phía hông, xếp lại 2-3 nếp vừa ôm chặt vào bụng, gấp cạp váy cuộn vào bên trong. Sau đó dùng thắt lưng dệt bằng chỉ màu gọi là “Talei Kaing” quấn buộc lại và thả chùng xuống phía trước. Mặc cùng với Xà-rông là áo Lakei có cổ áo, tay áo và cúc áo. Áo Lakei là loại áo chùng đến mông người mặc, phía trước có đường xẻ và đính khuy, ống tay áo rộng, dài gần qua cổ tay. Cổ áo hình tròn, xẻ tà ở bên sườn, dài khoảng gang tay.

#

Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Trong quá trình lịch sử, Đông Nam Á là khu vực tập trung nhiều quốc gia và chủng tộc chia làm hai khối rõ rệt. Trong đó dân tộc Chăm, Campuchia, Lào, Thái và Mã Lai Đa Đảo, v.v. chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Giáo. Áo Lakei Chăm là một loại áo dành cho nam giới. Trong văn hóa của người Chăm,trang phục cũng thể hiện được đặc trưng văn hóa đặc sắc. Đường nét thổ cẩm sắc xảo và tôn lên được tinh thần dân tộc. Là một người con ChamPa thuộc vùng đất Ninh Thuận, nơi em ở vốn hẻo lánh, nơi mà cây héo khi nắng, nơi mà cây ngã khi gió đến. Nhưng em vẫn sống tốt và luôn tự hào về nơi mà mình sinh ra và tự hào về dân tộc mình. Dù đi đâu em cũng tự hào và nói lên tiếng nói riêng của dân tộc mình.

#

Không rực rỡ như các dân tộc ở vùng cao Tây Bắc, trang phục phụ nữ Chăm thể hiện nét duyên độc đáo, vừa kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường. Với những chiếc khăn bay phấp phới tay trong tay rảo bước trên bậc tam cấp đến những ngôi tháp uy nghiêm, cổ kính. Trang phục phụ nữ Chăm là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố, từ những tua sợi vải màu đỏ làm đẹp cho đôi tai, những dây thắt lưng rực rỡ hoa văn giúp những đường cong thiếu nữ thêm duyên dáng, gợi cảm.  Văn hóa Chăm cuốn hút du khách gần xa một phần nào đó cũng bởi những nét độc đáo của chiếc áo dài Chăm gắn với thiếu nữ Chăm hiền hòa, xinh xắn. 

#

Áo dài Chăm (Aw kamei) là một biểu tượng truyền thống, là linh hồn cốt túy của dân tộc, sắc thái nổi bật nhất của bản sắc dân tộc Chăm. Đặc biệt là sự giao thoa , tiếp biến văn hóa Chăm Kinh. Qua quá trình giao thoa tiếp biến văn hóa không tránh khỏi biến đổi tùy theo từng hoàn cảnh trong lịch sử những nền tảng ban đầu, những nét đặc trưng như loại áo dài bít tà, cổ trái tim luôn được lưu giữ.

#

Trang phục áo dài Kamei Chăm không xẻ tà mà ôm trọn lấy thân thể mảnh mai, nâng bước uyển chuyển trong từng thớ vải mềm mại, cổ áo có hình trái tim với những chiếc dây lấp lánh buộc chéo vai hoặc buộc ngang lưng và chiếc bông tai thổ cẩm tạo nên nét đẹp duyên dáng, kín đáo riêng có của phụ nữ Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Dịu dàng, thanh thoát như một đóa sen, người phụ nữ Chăm trong trang phục áo dài truyền thống rực rỡ nét yêu kiều, kiêu sa làm say đắm bao du khách khi ghé thăm nơi này.

#

Nơi em sống là huyện Thuận Nam - Ninh Thuận. Vùng đất mà người người đều chỉ nghĩ đến nắng và gió, thế nhưng vùng đất khô cằn ấy lại làm nao lòng những ai ghé qua. Trang phục em mặc là áo dài truyền thống của dân tộc Chăm, tượng trưng cho người phụ nữ Champa dịu dàng, chịu thương chịu khó. Tuy dịu dàng là thế, nhưng trong em vẫn luôn mạnh mẽ, luôn nỗ lực như cây Tagalau để dốc hết lòng vì dân tộc và Đất Nước.

#

Áo dài Chăm có một nét đẹp kiêu sa, độc đáo, rất riêng. Có ai đã từng ngắm nữ sinh cấp ba trong giờ tan trường mới thấy được nét yêu kiều e ấp đến dường nào. Khóac lên chiếc áo dài truyền thống dân tộc như làm cho các cô toát lên một nét đẹp huyền bí. Dáng người trở nên thẳng và cao hơn. Một vẻ đẹp thùy mị kín đáo ôm sát châu thân, lộ lên một nét gợi cảm của phần cổ vừa thanh tao vừa hấp dẫn. Chiếc váy bên trong được may bằng chất liệu bóng và mềm mại tạo thành những đợt sóng vừa dịu dàng vừa uyển chuyển mỗi bước đi.Để cấu thành một bộ trang phục phụ nữ Chăm truyền thống hoàn chỉnh phải hội tụ đủ các yếu tố gồm: áo dài, váy, talei kabak (dây thắt lưng chéo), talei ka-in (dây thắt lưng ngang), khăn đội đầu, khuyên tai và trang sức đeo cổ bằng hạt cườm đen óng. Khi khoác lên, những trang phục ấy tạo cho người phụ nữ Chăm dáng vẻ quyến rũ và duyên dáng đến lạ kỳ.