Tháng Shaban Hồi lịch, thôn Phước Nhơn, An Nhơn trèo lên Magik để phá bảng hiệu "Thánh đường" ghi mới "Nhà Chùa"

Written by Ban Biên tập
In category Tin tức
Mar 25, 2022, 12:27 AM

 

Vào ngày 13 tháng 3 năm 2022, Putra Podam lướt Facebook thấy bài viết của ông anh họ nick Campaka Imam có than phiền trên Facebook với nội dung như sau:

"Tâm sự: Tôi cứ suy nghĩ mãi, ko [không] hiểu vì sao HDSC [Hội đồng Sư cả] BT [Bình Thuận] lại vội vàng ĐH [Đại hội] vào lúc này á chứ, thang này là lúc BANI chúng ta đang là tháng yên tĩnh để chuẩn bị cho vào ramâwan [Ramawan]".

Hình 1. Facebook Imam Champaka, than phiền tại sao tháng Shaban mà HĐSC tổ chức Đại hội.

 

Trả lời cho Imam Campaka:

Đối với người Chăm Bani hay Chăm theo Bani (nghĩa là Chăm theo Đạo, mà đạo ở đây ám chỉ cho Hồi giáo) nói riêng và thế giới Hồi giáo nói chung đều biết tháng này là tháng Shaban và tháng tiếp theo là tháng Ramadan (tháng 9 Hồi lịch).

Tháng Shaban nghĩa là Giao tháng và chuẩn bị bước qua tháng Nóng, đây cũng là tháng chuẩn bị tinh thần đón tháng Đại lễ Ramadan (Ramawan) trên toàn thế giới. Tháng Shaban cũng là tháng mà tín đồ Bani trên thế giới phải kiêng cử (Bani tiếng Ả Rập, Bani không phải tên tôn giáo của tổ tiên người Chăm lập ra). Đặc biệt vào đêm 14 ngày 15 của tháng 8, được coi như đêm xá tội, tín đồ Bani trên thế giới (Hồi giáo)  thường cầu nguyện nhiều hơn, tránh làm trái những điều Po Allah dạy và cơ hội được tha thứ mọi tội lỗi cao hơn.

Theo Putra Podam, việc Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tổ chức Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ 2021-2026 vào sáng ngày 16/03/2022 tại trụ sở Hội đồng Sư cả thôn Thanh Kiết, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận là không vi phạm điều cấm kỵ nào của tháng Shaban Hồi lịch.

Nếu như Hội đồng Sư cả Bình Thuận tổ chức một lễ hội Raja nào đó trong tháng Shaban thì sự lên tiếng của Imam Campaka là đáng khen ngợi.

 

Ngược lại, những việc làm sai trái của Bổn đạo An Nhơn, Phước Nhơn, và Tánh Linh đáng phải bị phạt lỗi Athaw-bah và Hội đồng Sư cả phải có trách nhiệm yêu cầu các Haluw này phải làm lễ tạ lỗi (Athaw-bah) trước tháng Shaban để được vào cầu nguyện trong tháng Ramadan (Ramawan).

Lý do:

Trong tháng Shaban kiêng cử mà các Bổn đạo này tích cực trèo lên Thánh đường (Magik) để đập bảng hiệu do cha ông xây ghi "Hồi giáo" để cải tiến và xây lại mới hơn, hiện đại hơn, ảnh hưởng Phật hơn là: "Nhà Chùa". Chỉ vì adua theo phe nhóm mà bất chấp lý lẽ, khoa học và nguồn gốc lịch sử tôn giáo Champa.

Xem các hình dưới đây, mà các Bổn đạo đập bỏ từ "Thánh đường" ghi lại "Nhà Chùa".

 

Thiết nghĩ, Bani của người Chăm nói riêng, Bani của Ả Rập hay Bani trên toàn thế giới nói chung đều tôn thờ Thượng đê Allah là Đấng Tối Cao và Duy Nhất, Thiên kinh Koran là kim chỉ Nam và Thiên sứ Muhammad là vị Thiên sứ (Nabi / Rosul) cuối cùng.

Căn cứ vào lịch sử tôn giáo của dân tộc Chăm từ xưa cho đến nay, Chính phủ Việt Nam công nhận tôn giáo của người Chăm là hoàn toàn đúng đắn.

Tên tôn giáo:  

    - Islam (Tiếng Ả Rập hay Quốc tế),

    - Hồi giáo (tiếng Việt)

    - Bani Awal (tiếng Chăm);

       Người Chăm Việt Nam có hai hệ phái: Hồi giáo Islam (Bani Islam) và Hồi giáo Bani (Bani Awal)

 Tên tổ chức: Tên tổ chức khác nhau gồm hai đại diện như dưới đây:

   - Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Bani Islam)

   - Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani

   Xem phần Hồi giáo trong khung màu đỏ. Hình 1.

Hình 2. Tôn giáo và tổ chức tôn giáo của Chăm theo Bani (Chăm Bani nghĩa là Chăm theo Đạo, chứ không phải Chăm là đạo Bani do tổ tiên Chăm sáng lập). Danh mục tôn giáo tại Việt Nam, trong đó có Hồi giáo.

 

Sau ngày tổ chức Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ 2021-2026 vào sáng ngày 16/03/2022 tại trụ sở Hội đồng Sư cả thôn Thanh Kiết, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận thì:

Ủy ban nhân dân Bình Thuận dùng từ Hồi giáo (Bani), nghĩa là thuộc Hồi giáo hệ phái Bani hay Bani Awal (vì Bani mang nghĩa đạo Islam, nên Bani Awal của người Chăm mang nghĩa Hồi giáo Bani, Hồi giáo Awal hay Hồi giáo Champa).

Hình 3. Thông báo nghĩ lễ Ramawan của UBND tỉnh Bình Thuận dùng từ: Hồi giáo (Bani).

 

Hình 4 . "Chùa Hồi Hồi Phước Nhơn", "Hồi Hồi" mang nghĩa "Hồi giáo".

 

Hình 5. Anh hùng Núp chỉ đạo đập bảng "Chùa Hồi Hồi Phước Nhơn" vào ngày 10/3/2022

 

Hình 6. Bảng hiệu mới mang tên: "Sang Mưgik Bà-Ni Phước Nhơn". Bảng hiệu này hoàn toàn không phù hợp.

 

Hình 7. Thánh đường này thiết kế có Ngọc rồng và biểu tượng âm dương "Yin yang" của Nho giáo, Phật giáo. Yin yang được khoanh đỏ trên đỉnh nhà.

 

Hình 8. Bổn đạo An Nhơn tiên phong đập bảng hiệu "Hồi giáo" thay mới "Nhà Chùa".

 

Hình 9. Bổn đạo Tánh Linh - Bình Thuận đập phá bảng hiệu "Hồi giáo" thay mới "Nhà Chùa". Trên đỉnh in hình Thái cực Âm-Dương (Yin Yang) của Nho giáo, Phật giáo. 

 

Đề nghị: Quan sát bảng hiệu của ba Thánh đường Hồi giáo thuộc tổ chức tôn giáo: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani, ta nhận thấy:

Cùng một sự chỉ đạo của anh hùng Núp (Chủ nhiệm đề tại Dự án Ấn Độ) mà ba Bổn đạo này đặt ba cái tên khác nhau như ba mục dưới đây:

1. "Sang Mưgik Bà-Ni Phước Nhơn"

2. "Chùa Bàni thôn An Nhơn"

3. Chùa Chăm Bà Ni Tánh Linh"

Để thống nhất tên tôn giáo, tên tổ chức tôn giáo của người Chăm theo Bani (Chăm theo đạo, ám chỉ đạo mới [agama Asulam] chứ không phải đạo Hindu) đúng nguồn gốc lịch sử tôn giáo Champa, phù hợp Ban Tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội vụ và Sở Nội vụ tỉnh, đề nghị BanTôn giáo Chính Phủ quan tâm, hỗ trợ kinh phí cho Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận thiết kế Bảng hiệu mới để thống nhất, và chi phí gắn thắp đèn sáng tại mỗi Thánh đường để nhóm anh hùng Núp khỏi ném đá phá Bảng hiệu giấu tay.

Hình 10. Thánh đường Hồi giáo Bani Thanh Kiết - Bình Thuận.

 

Hình 11. Thánh đường Hồi giáo Bani Châu Hanh - Bình Thuận.

 

LINK: Tin Liên Quan

Bình Thuận thông báo nghĩ Lễ Ramawan của đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo (Bani)

Danh sách thành viên Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ lần thứ III 2021-2026

Tình hình hoạt động của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2016-2021 và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2021-2026

Quy chế - Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2021-2026

Đại hội Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận lần III - Nhiệm kỳ 2021-2026 thành công tốt đẹp