#

Palei Hamu Craok làng Chăm Bàu Trúc ở thị trấn Phước Dân , huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đây là một trong những ngôi làng gốm bằng thủ công cổ nhất ở Đông Nam Á. Cùng với làng dệt Mỹ Nghiệp, làng gốm Chăm Bàu Trúc nằm trong chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của người Chăm trở thành điểm du lịch nổi tiếng Ninh Thuận.

#

Theo thông tin dư luận cộng đồng người Chăm Bani Awal thôn Thành Tín, vào 14h30 phút ngày 20 tháng 07 năm 2021, Ban Phong tục và Ban Bổn đạo Thánh đường Hồi giáo Bani Thành Tín tự ý mở cửa Thánh đường sinh hoạt tôn giáo mừng Đại lễ Waha (Eid al-Adha). Việc làm của Ban phong tục, Ban bổn đạo Thánh đường Hồi giáo Bani thôn Thành Tín là trái với Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm sinh hoạt tôn giáo không cần thiết và cấm tập trung quá 02 người. Trước tình hình diễn biến phức tạp dịch Covid-19 lây lan trên diện rộng ở địa bàn Huyện Ninh Phước nói chung và Thôn Thành Tín nói riêng. Dư luận cộng đồng người Chăm Bani Awal thôn Thành Tín bức xúc, phản đối Ban phong tục, Ban bổn đạo Thánh đường Hồi giáo Bani thôn Thành Tín.

#

Abraham là con người của lòng tin thể hiện qua sự vâng phục Thiên Chúa. Nhờ đó, ông được Thiên Chúa ân thưởng ban cho miêu duệ đông như sao trên trời và được Đất Hứa làm sản nghiệp. Abraham trở thành Tổ phụ của Đấng Messia và của mọi kẻ tin thờ Thiên Chúa. Là con cháu của Tera tại thành Ua, Abraham được Chúa kêu gọi đưa gia quyến đến đất Canaan(12,1), khoảng năm 1800tcn. Theo sử liệu khảo cổ thì khoảng năm 2000tcn, đã có nhiều đợt di dân lớn đến lập cư tại những miền đất trù phú. Có thể nói Abraham đã ra đi giữa dòng người di cư, nhưng tiếng Chúa gọi vẫn là động cơ thúc đẩy chính. Đức tin đã khiến Abraham từ giã tất cả để lên đường. Qua biết bao thử thách, vất vả ngược xuôi, Abraham mới tới được Khéprôn trong đất Canaan (23,17-20). Lời Chúa hứa bắt đầu được thành tựu. Khi gọi Abraham, Chúa nhắm xa hơn cá nhân ông để qua ông cả nhân loại được chúc phúc. Ông là cha mọi kẻ tin thờ Chúa (Rm 4,16), chứ không phải chỉ những ai thuộc huyết thống. Đức Giêsu đã từng chỉ trích người Do Thái: “Thiên Chúa có thể lấy các viên đá này mà gầy nên con cái Abraham” (Mt 3,9). 

#

Đại lễ Waha (Eid al-Adha) - (Harei Raya) hay còn gọi là lễ tế sinh, lễ hiến sinh được tổ chức vào tháng Dhu al-Hijja (tức sau 3 tháng từ Ramadan) là dịp để tín đồ Islam trên thế giới tưởng nhớ nhằm tôn vinh đến Thiên sứ Abraham (Ibrahim), sẵn lòng vâng lời thượng đế hiến tế con trai Ishmael của mình cho bề trên trước khi Thượng đế can thiệp để cấp cho ông ta một con cừu làm vật hiến tế thay thế. (Xem Phụ Lục B tổ phụ Abraham). Trong dịp lễ Eid al-Adha, mọi tín đồ Islam nói chung và tín đồ Bani Awal nói riêng thường tổ chức đi hành hương (Haji) tại thánh địa Makkah - Saudi Arabia.

#

Tong những năm qua, với sự quan tâm của Chánh phủ Việt Nam, tôn giáo Hồi giáo (tiếng Chăm: Awal), với tên tổ chức: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani (viết tắt: HĐSC Hồi giáo Bani) đã phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những chức sắc, giáo sĩ chân chính thực hành đúng giáo lý, giáo luật; còn có một số người lợi dụng tôn giáo để thực hiện những hành vi đi ngược với giáo lý của tôn giáo và đạo lý của dân tộc Chăm trái với quy định của pháp luật. Hành vi của số người này đã làm mất thanh danh của tôn giáo, gây bức xúc trong dư luận cộng đồng Chăm.

#

Champa Bani đã mất đi một đứa con hiếu thảo, một người cha mẫu mực,...Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận mất đi một lãnh đạo gương mẫu, ưu tú,...Thánh đường Hồi giáo Bani vắng đi một Imam trong đội ngũ giáo sĩ,... palei Aia Mamih mất đi một nhân tài, một anh hùng trong hàng ngữ giáo sĩ Acar.

#

Imam Dụng Xiêng (tiếng Chăm: Imam Sieng), sinh ra và lớn lên tại thôn Bình Minh, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Imam là đứa con Bani Awal, sau này trở thành giáo sĩ Imam thuộc agama Awal (đạo Awal), Imam đã góp nhiều công lao cho làng Chăm nói riêng và cho tôn giáo Awal (tiếng Phổ thông: Hồi giáo ; Tiếng Quốc tế: Islam). Imam tham gia tổ chức Hội đồng Sư cả và đảm nhiệm chức Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận.

#

Thông Minh Chánh có đưa thông tin lên trang mạng xã hội vừa qua với lời lẽ phỉ báng nhục mạ, vu khống Katip Từ Công Tấn, một giáo sĩ Acar đang phụng sự Thượng đế Allah tại Thánh đường Hồi giáo Bani Thành Tín, với lời lẽ cho rằng Katip Từ Công Tấn bị Ban phong tục bổn đạo thôn Thành Tín phế truất ra khỏi chức sắc. Thông này tạo nên dư luận xấu làm tổn hại đến danh dự cá nhân và gia đình nói riêng cũng như  Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani và Thánh đường thôn Thành Tín nói chung.

#

Xuất thân từ Làng Chăm Palei Ram - Ninh Thuận, một quê hương gắn liền với tên nhiều trí thức tiêu biểu như: Nhạc sĩ Từ Công Phụng, Tiến sĩ Bá Trung Phụ, cựu dân biểu Từ Công Xuân…, Thiên Thị Nín là một nhà giáo đã từng giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Văn Lâm (nay đã nghỉ hưu). Bà cũng là một nhân vật đại diện cho Ban Phụ nữ của Hội đồng Sư cả (HĐSC) Hồi giáo Bani, rất tích cực vận động kinh phí từ tín đồ Bani để xây dựng trụ sở làm việc và kinh phí hoạt động cho tổ chức này trong thời gian vừa qua, đây là một việc làm đáng biểu dương và khích lệ tinh thần của một phụ nữ Chăm. Tuy nhiên, chính bà lại nhân danh Ban Phụ nữ HĐSC Hồi giáo Bani gởi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận tố cáo Ban Thường trực HĐSC không sáng suốt nhận định một cách rõ ràng mà nghe theo một số phần tử người Chăm hải ngoại để tôn vinh chủ thuyết Islam và truyền bá tư tưởng sai lệch về tôn giáo Bani. Thiên Thị Nín là một nhà giáo, khi phát biểu hoặc trước khi chụp mũ người khác một cách vô thức ít nhất bà cũng cần phải đưa ra bằng chứng thuyết phục để chứng minh lời nói của mình. Cũng cần nhấn mạnh thêm: HĐSC Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận được thành lập vào năm 2005 theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004.

#

kayet Um Marup, là một sử thi Champa, được sáng tác vào khoảng thế kỷ XVII, nội dung chủ yếu là truyền bá Islam vào xã hội Champa. Hoàng tử Um Marup là con trai của vua Harum Mak. Trong một lần vào rừng đi săn, Um Marup đã gặp Nabi (Muhammad- S.A.W), Po Ali (Sayyidina Ali), Abu Bakar, Umar, Salman, … được Po Ali thuyết phục cải đạo Islam để thờ phượng Thượng Đế duy nhất (Tuhan Esa- Po Hasa). Cuối cùng Um Marup quyết định rời khỏi ngai vàng để cải đạo từ Hindu sang Islam thờ phượng Đấng Allah. Nghe tin, Po Harum Mak hết sức giận dữ và cho rằng hoàng tử ngu muội đã chối bỏ tập quán truyền thống của tổ tiên. Bất chấp triều đình phản đối, Um Marup với sự giúp sức của Nabi đã nhiều lần chống đỡ sự tấn công của quân đội vua cha. Cuối cùng hoàng tử đã thua trận bởi đánh lén của ác quỷ Kai Glong. Linh hồn hoàng tử Um Marup được Nabi và các thiên thần mang đến với Allah. Kết thúc trận chiến, đức vua Harum Mak đã thua trận và quy hàng bởi sự chống trả của đạo quân Nabi, và cuối cùng đức vua cũng chấp nhận cải đạo sang Islam.