Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận đã trải qua ba nhiệm kỳ Đại hội, các đại biểu đã thảo luận góp ý và thống nhất tên tổ chức “Hồi giáo Bani” với tên tôn giáo “Hồi giáo” là hệ phái thuộc dòng Awal (Agama Awal, tiếng Phổ thông: Hồi giáo) có nguồn gốc từ Islam (tiếng Ả Rập) đã tồn tại hơn 1000 năm (thế kỷ 9), cũng như phương hướng, nhiệm vụ và quy chế về tổ chức hoạt động của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani trong tỉnh. Theo đó, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani là một tổ chức của Hồi giáo Bani được thành lập theo nguyện vọng của các chức sắc, tín đồ Bani trong tỉnh và được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thành lập Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani từ năm 2007 đến nay đã trải qua ba nhiệm kỳ Đại hội, Hội đồng đã có nhiều nỗ lực, củng cố, hoạt động có nề nếp, tổ chức các hoạt động tôn giáo diễn ra ổn định, mang tính thống nhất giữa các thánh đường trong tỉnh theo tinh thần tiết kiệm, giữ vững thuần phong mỹ tục, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Chức sắc, chức việc và bà con tín đồ Bani luôn đoàn kết, thực hiện tốt Quy chế hoạt động của Hội đồng Sư cả, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương do chính quyền và Mặt trận phát động.
1. Theo tạp chí Nhân Chứng Giê-Hô-Va
Trong tạp chí chính của Nhân Chứng Giê-hô-va là Tháp Canh, nói rõ: “Gây áp lực để khiến người ta thay đổi tôn giáo là điều sai lầm”. Lý do sau đây:
- Chúa Giê-su không bao giờ ép người khác chấp nhận những gì ngài dạy. Ngài biết sẽ có tương đối ít người hưởng ứng thông điệp Nước Trời (Ma-thi-ơ 7:13,14). Khi một số môn đồ vấp phạm bởi điều ngài nói, Chúa Giê-su thà để họ rời bỏ ngài hơn là ép họ ở lại (Giăng 6:60-62, 66-68).
- Chúa Giê-su dạy các môn đồ không thúc ép người khác thay đổi niềm tin. Thay vì bắt buộc người ta chấp nhận tin mừng Nước Trời ngược với ý của họ, các môn đồ của Chúa Giê-su được chỉ dẫn để tìm kiếm người nào sẵn lòng tiếp nhận (Ma-thi-ơ 10:7, 11-14).
- Việc thay đổi do cưỡng ép là điều vô nghĩa, vì Đức Chúa Trời chỉ chấp nhận sự thờ phượng xuất phát từ trong lòng (- Phục truyền luật lệ 6:4, 5; Ma-thi-ơ 22:37, 38).
2. Theo Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
Quyền thay đổi tín ngưỡng được Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ủng hộ và Liên Hiệp Quốc gọi bản tuyên ngôn đó là “nền tảng của luật quốc tế về quyền con người”.
Văn kiện này tuyên bố rằng mọi người có “quyền tự do thay đổi tín ngưỡng hay niềm tin” cũng như “tìm kiếm, chấp nhận và truyền lại thông tin hay quan điểm”, trong đó bao gồm những tư tưởng về tôn giáo. Dĩ nhiên, quyền lợi này cũng đi đôi với việc tôn trọng quyền của người khác được giữ đức tin và từ chối những quan điểm mà họ không tán thành.
3. Hành vi phân biệt đối xử; ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo
Theo Cổng Thông tin Điện tử Bộ Công an:
Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi người dân, chủ trương đúng đắn này đã mang lại sự đoàn kết của dân tộc cũng như giữa các tôn giáo.
Trên thực tế, trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, nhiều người dân vẫn bị phân biệt đối xử; ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo…
Hỏi Bộ Công an: trường hợp những người lợi dụng sự uy tín trong các tôn giáo, niềm tin của nhân dân vào tôn giáo để thực hiện các hành vi nêu trên sẽ bị xử lý như thế nào?
Bộ Công an, trả lời:
Điều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định rõ các nhóm hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có các hành vi:
5a). Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
5b). Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
5c). Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
Tại khoản 1, Điều 64, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 164, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định “Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác” như sau:
164a). Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
164b). Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) dẫn đến biểu tình;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.
Trên đây là quy định pháp luật về việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Quá trình xử lý hành vi vi phạm pháp luật, các cơ quan hành chính, cơ quan tố tụng sẽ căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm (hoặc tội phạm) của các cá nhân liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Hành vi ông Dương Thà ép ông Hứa Móc bỏ theo đạo Awal (Hồi giáo)
Sáng ngày 17/10/2022, tại thôn Phước Nhơn (Palei Pamblap Baruw) diễn ra cuộc họp của Bổn đạo Phước Nhơn. Mục đích cuộc họp là Bổn đạo ép Imam Hứa Móc ký bản cam kết rời bỏ đạo Awal (Agama Awal) tiếng Phổ thông ghi: Hồi giáo.
Tại buổi họp, Hội Phụ nữ thôn Phước Nhơn không tham gia, lúc đầu đến một người sao đó tự bỏ về.
Ông Thành Phần không đến tham gia mặc dù ông Thành Phần là vai chính kêu gọi ông Sư cả Dương Thà tổ chức cuộc họp.
Ông Nguyễn Văn Tỷ không dám đến họp vì lý do sức khỏe, được biết ông Nguyễn Văn Tỷ là người đồng thuận với ông Thành phần dùng tiếng nói để ép Imam Hứa Móc bỏ đạo mà cả cuộc đời Imam Móc tôn thờ Thượng đế Pô Allah và tôn kính Nabi Muhamad.
Giáo sĩ thánh đường Phước Nhơn vắng mặt, chỉ thamgia là những giáo sĩ học trò của Imam Hứa Móc.
Tại buổi họp:
Sư cả Dương Thà cho biết, hôm nay Imam Hứa Móc phải ký từ bỏ đạo vì hầu như cả Chùa Phước Nhơn đều thống nhất.
Sư cả Dương Thà nói tiếp, Bản cam kết hợp đã soạn sẵn vì ông Thành Phần đã biên soạn và kiểm tra kỹ.
Nội dung chính bản cam kết như sau:
Tôi là một tu sĩ theo tôn giáo Bani, trực thuộc Hội đồng Bổn đạo tôn giáo Bani halau Phước Nhơn, thờ đa thần và thờ cúng ông bà, tổ tiên; không thờ độc thần như tôn giáo Hồi giáo (Islam).
Sau khi được Hội đồng Bổn đạo góp ý, tôi đã nhận thức được rõ ràng, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận là tổ chức của tôn giáo Hồi giáo (Islam), một tôn giáo độc thần, cấm không được thờ cúng các vị thần Yang và không thờ cúng ông bà, tổ tiên. Nay, tôi xin cam kết với Hội đồng Bổn đạo tôn giáo Bani halau Phước Nhơn và với các tín đồ tôn giáo Bani halau Phước Nhơn như sau:
1). Luôn trung thành và luôn bảo vệ, gìn giữ tôn giáo Bani theo phương châm “tốt đời đẹp đạo”.
2). Không tham gia bất cứ cuộc họp, tọa đàm, hội nghị, hội thảo, đại hội có liên quan đến tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận, do Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani hay chính quyền các cấp mời, triệu tập.
3). Nếu tôi vi phạm điều cam kết nêu trên, tôi sẽ chịu mọi hình phạt và xử lý của Hội đồng Bổn đạo tôn giáo Bani halau Phước Nhơn. Biên bản ở Hình 1.
Hình 1. Bản cam kết do ông Thành Phần soạn sẵn cho Sư cả Dương Thà ép buộc Imam Hứa Móc ký từ bỏ đạo.
5. Cái gọi là tôn giáo Bani trực thuộc tổ chức nào?
Ngay đoạn một trong bản cam kết nếu: “Tôi là một tu sĩ theo tôn giáo Bani, trực thuộc Hội đồng Bổn đạo tôn giáo Bani halau Phước Nhơn, thờ đa thần và thờ cúng ông bà, tổ tiên; không thờ độc thần như tôn giáo Hồi giáo (Islam).”
- Rõ, ông Sư cả Dương Thà đang lạm dụng chức vụ và quyền hạn để đưa nội dung sai sự thật.
- Rõ, ông Sư cả Dương Thà đang dùng thủ đoạn ngăn cản, ép buộc Imam Hứa Móc bỏ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bỏ hành đạo tôn giáo Hồi giáo (Agama Awal).
- Ông Sư cả Dương Thà phải trả lời cho Chính phủ Việt Nam biết tôn giáo Bani là tôn giáo gì?
- Ông Sư cả Dương Thà phải trả lời cho Chính phủ Việt Nam biết tôn giáo Bani do Chính phủ nước nào công nhận? công nhận từ năm nào? quyết định công nhận do ai ký?
- Ông Sư cả Dương Thà phải trả lời cho Chính phủ Việt Nam biết Bổn đạo tôn giáo Bani được thành lập từ năm nào? đang hoạt động ở đâu? do ai tài trợ?
- Ông Sư cả Dương Thà phải trả lời cho Chính phủ Việt Nam biết, chính phủ Việt Nam cấm ông Dương Thà thờ các vị thần Yang và cấm không thờ ông bà, tổ tiên của ông Dương Thà từ năm nào?
- Ông Sư cả Dương Thà phải trả lời cho Chính phủ Việt Nam biết, ông được bổ nhiệm làm Sư cả thuộc tên tổ chức: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận hay thuộc một tổ chức khác mà hiện nay Chính phủ Việt Nam chưa được biết?
6. Quá trình hoạt động của tổ chức Hội đồng Sư Cả
Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận được thành lập đầu tiên dựa:
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004;
- Căn cứ Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;
Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh thuận được thành lập theo Quyết định công nhận số: 4106/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2007 của UBND Tỉnh Ninh thuận về việc công nhận thành phần nhân sự Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ I (2007 - 2010). Lần đầu tiên trong lịch sử Việt nam, một tôn giáo Chăm được nhà nước Việt nam chính thức thừa nhận theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004.
Đại hội lần I, nhiệm kỳ 2007-2010, theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh tại Tờ trình số 41/TTr-BTG ngày 06/9/2007 về việc đề nghị công nhận Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận được tổ chức Đại hội nhiệm kỳ I.
Cả Sư Kiều Bình thuộc thánh đường Thành Tín làm Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận tại văn bản số 01/TT-HĐSC ngày 29 tháng 8 năm 2007.
Đại hội lần II, nhiệm kỳ 2011-2016 của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận ngày 7/12/2011. Đại hội có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố và các vị Cả sư, tín đồ thuộc 7 thánh đường Bani trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đại hội tiếp tục bầu Cả Sư Kiều Bình tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận.
Đại hội lần III, nhiệm kỳ 2016-2021 của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận ngày 12/12/2016, đến dự có ông Nguyễn Hồng Điệp, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ; Cao Văn Hóa, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành và các vị chức sắc thuộc 07 thánh đường Bani trên địa bàn tỉnh.
Đại hội đã bầu Cả Sư Nguyễn Lài, thánh Đường Văn Lâm giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận.
Chuẩn bị Đại hội lần IV, nhiệm kỳ 2021-2026 trong tình hình đơn kiến nghị của một vài cá nhân ở tỉnh Ninh Thuận, chắc chắn Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận gặp nhiều khó khăn để giải quyết, trình bày và giải thích rõ cho tín đồ hiểu đầy, đủ, đúng về giáo lý và giáo luật.
LINK: Bài viết liên quan
Sư cả Dương Thà (Phước Nhơn) "Á đù" Chính phủ Việt Nam - Phần 1
Tại sao Sư cả Dương Thà "Á đù" chính phủ Việt Nam - Phần 2
QUYẾT ĐỊNH
Đại hội lần 2 Hội đồng Sư cả Hồi giáo Chăm Bàni | Tạp chí ...
Đại hội lần 2 Hội đồng Sư cả Hồi giáo Chăm Bàni tỉnh Ninh Thuận
Đại hội lần 3 Hội đồng Sư cả Hồi giáo Chăm Bà ni ...
Quyết định công nhận tổ chức tôn giáo Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Bình Thuân
Hội thảo Ban Tôn giáo Chính phủ tại Tp.Phan Thiết 13-11-2020
Hội thảo Ban Tôn giáo Chính phủ tại Bình Thuận thành công
Tham luận: Hội thảo về tôn giáo của Hội đồng Sư cả Bình Thuận
Tham luận: vấn đề tên gọi "Hồi giáo Bani" của Ninh Thuận
Báo cáo về "Hồi giáo Bani" của Hội đồng Sư cả Hồi giáo bani Ninh Thuận
Hình 2. Quyết định công nhận tổ chức tôn giáo Hồi đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận.
Hình 3. Hội nghị do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức tại Tp.phan Thiết ngày 13/11/2020.
Hình 4. Các đồng chí: Nguyễn Hồng Điệp, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ; Cao Văn Hóa, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy
và các đại biểu dự đại hội.
Hình 5. Các đồng chí: Nguyễn Hồng Điệp, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ; Cao Văn Hóa, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy
tặng hoa chúc mừng Ban chấp hành Hội đồng Sư cả Bà ni nhiệm kỳ 2016-2021.
Hình 6. Đồng chí Cao Văn Hóa, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy trao Bằng khen của UBND tỉnh cho tập thể và cá nhân có thành tích trong tuyên truyền vận động tin đồ thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh.
Hình 7. Hội nghị do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức tại Tp.phan Thiết ngày 13/11/2020
-----***-----
Tiếp tục bổ sung