#

Đứng trước thế lực thù địch trong và ngoài nước, Nhà nước luôn đi theo hướng tích cực vận động xây dựng toàn dân. Những loại mọt lợi dụng tôn giáo tuyên truyền, phỉ bán vì lợi ích riêng, vì háo danh,  điển hình như ông Thành Phần, bà Châu Thị Cành lợi dụng sự tự do tôn giáo kích động, vận động tín đồ chống phá tổ chức tôn giáo của Nhà nước. Bọn họ tuyên truyền các chức sắc Chăm nên:

#

Trước 1963, người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận thường gọi người Chăm Nam Bộ là người Jawa (người theo Islam), đồng thời cũng tự nhận mình là người Chăm Bani (người Chăm theo đạo) và tên Bani ngầm định gán cho hệ phái giáo sĩ (Acar). Sau năm 1963, sự du nhập trở lại của Islam chính thống giáo tại Sài Gòn vào cộng đồng người Chăm Hồi giáo dòng Awal ở Panrang-Panduranga xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ ông Mã Thanh Lâm, Từ Công Xuân (cựu dân biểu) và người Chăm Bani Islam Châu Đốc. Từ đây xã hội Chăm tại Phan Rang xuất hiện thêm thuật ngữ “Hồi giáo cũ” và “Hồi giáo mới”. “Hồi giáo Cũ” là những người Chăm đã theo Hồi giáo dòng Awal thuộc hệ phái Hồi giáo Champa và “Hồi giáo Mới” là những người cải đạo sang Islam chính thống. Từ đây, “Hồi giáo Mới” là những ai tiếp nhận phong trào đổi mới và “Hồi giáo Cũ” là những người giữ lại quan niệm trước đây dòng Awal. Mỗi người đều hiểu rõ rằng “Hồi giáo Mới” không phải là một tôn giáo mới và hoàn toàn khác Bani. Chính đó, cả hai nhóm đều cho mình là Hồi giáo, còn từ “Cũ và Mới” chỉ để phân biệt sự khác nhau.

#

Tôn giáo là lĩnh vực luôn nhạy cảm, luôn thu hút sự tò mò, sự chú ý của dư luận trong cộng đồng Chăm nói riêng và thế giới bên ngoài. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo, gây mất ổn định tình hình địa phương và xã hội. Vì vậy, định hướng hòa giải tôn giáo, tín ngưỡng hay đức tin là cần đưa ra sự thật, lý giải hợp tình hợp lý khoa học nhằm làm rõ và cho tín đồ hiểu được đâu là chân lý và đâu là âm mưu của thế lực buôn bán văn hóa Chăm. Đồng thời góp phần làm ổn định và tin tưởng lẫn nhau, sống chan hòa tốt đời đẹp đạo giữa các tôn giáo hay đức tin riêng của mọi người.

#

Tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Việt Nam có chính sách nhất quán là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Năm 2021, khi thực hiện việc đổi thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn Chíp, trong cộng đồng Chăm xuất hiện việc tranh chấp tên gọi tôn giáo giữa “Hồi giáo” đã tồn tại trong Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ và cái gọi là tôn giáo “Bani” một cái tên chưa từng tồn tại trong lịch sử tôn giáo của Champa xưa.

#

Mỗi khi Ramadan (Ramawan) đến thì một số làng Chăm Bani (Chăm có đạo) theo tôn giáo Hồi giáo (Awal) treo băng rôn với nhiều khẩu hiệu khác nhau như “Lễ Ramawan”, “Lễ hội Ramawan”, hay “Tết Ramawan”, "Tết Ramưwan", Tết Ramuwan", ... Từ hiện tượng này trên diễn đàn trang mạng cho thấy cộng đồng Chăm đã tham gia trao đổi và tranh luận không ít. Để tìm hiểu lý do tại sao và đề nghị cách dùng từ đúng như thế nào, chúng ta cần phân tích và tìm hiểu rõ nguồn gốc từ Ramadan (Ramawan), và cần hiểu thấu đáo ngữ và nghĩa của hai hoạt động riêng biệt: “Harei Mukkei” và “Bulan Ramawan”. Để dựa vào đó làm cơ sở đề nghị các cơ quan chức năng sửa đổi.

#

Theo sử sách Chăm và Mã Lai, vua Po Rome (Mustafa) là vị vua Islam (Hồi giáo), là bậc Hiền nhân (Wali), là người am hiểu tinh thông Thiên kinh Koran và giáo lý Asulam. Người Chăm theo Asulam thời đó, mặc dù tự nhận mình là tín đồ Bani, nhưng Chăm Bani vẫn tiếp tục duy trì chế độ mẫu hệ và mẫu cư, một qui chế tổ chức gia đình và xã hội hoàn toàn khác với phong tục của Asulam chính thống giáo. Sau thế kỷ 17, do tình hình xung đột tôn giáo trong xã hội người Chăm ngày càng phức tạp, triều đại vua Po Rome quyết định hóa giải tôn giáo thành hai thuật ngữ là Awal và Ahier.

#

Islam du nhập vào Champa khoảng thế kỷ 9, nhưng mãi đến thế kỷ 16 Islam phát triển cực thịnh do ảnh hưởng từ Malaysia và một số quốc gia khác ở Đông Nam Á. Để chỉ tôn giáo Islam người Champa phiên âm thành “Islam, Asulam”. Cũng như những tín đồ Islam khác trên thế giới, người Chăm còn dùng từ Bani (nghĩa đạo hay tín đồ) như Chăm Bani (Chăm theo đạo) được dùng rất phổ biến không chỉ dành cho người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, mà còn sử dụng ở người Chăm Nam Bộ, Chăm Kampuchia và thế giới Hồi giáo.

#

AWAL: Là tín đồ Chăm Bani đã theo Asulam từ trước, từ thế kỷ thứ 9 cho đến thế kỷ 17 (triều đại Po Rome) nhưng vẫn tiếp nhận văn hóa bản địa Champa. Thuật ngữ Awal (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “đầu tiên, trước” để ám chỉ cho những tín đồ Chăm Bani đã theo Asulam từ nhiều triều đại trước cho đến triều đại vua Po Rome (1627-1651) và chỉ chấp nhận Po Allah Thượng đế, là Đấng Tối cao và Duy nhất. Vậy, từ AWAL chỉ xuất hiện từ thế kỷ 17, và Awal vẫn mang nghĩa chính là Asulam. AHIER: Là người Chăm theo Ấn giáo thường gọi là Balamon, nhưng tiếp nhận nhiều nghi lễ mang yếu tố bản địa Champa. Thuật ngữ Ahier (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “muộn, sau” để ám chỉ cho người Chăm Balamon chấp nhận thờ thêm Po ALLAH sau khi thời  vua Po Rome hóa giải. Po ALLAH xuất hiện trong cộng đồng Chăm Balamon không phải là Thượng đế Duy nhất mà là Ðấng Tối Cao đứng đầu trong danh sách các thần linh quan trọng khác của người Chăm Balamon ở Panduranga như Brahman, Vishnu, Shiva.

#

Lương Tri làng Chăm duy nhất huyện miền núi Ninh Sơn, Ninh Thuận, có dân số có 823 hộ dân với 3.534 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (AWAL). Trong những năm qua, làng Chăm Lương tri nằm trong chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới, đã được sự quan tâm đầu tư của chính quyền Việt Nam về cơ sở hạ tầng khang trang thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn.

#

Ngày 17/03/2023, Ông Phạm Văn Hậu Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy Ninh Thuận viếng thăm và chúc mừng lễ Ramadan (Ramawan) 2023. Ông Phạm Văn Hậu thay mặt HĐND, UBND, UBMTVN tỉnh, ân cần thăm hỏi chức sắc, chức việc trong Ban Thường trực Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh và thông báo khái quát những thành tựu nổi bật của tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh trong năm 2022 và những chủ trương, định hướng lớn của tỉnh trong năm 2023; ông ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp tích cực của các vị chức sắc và tín đồ Bani, đặc biệt tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh đã gắn bó, đồng hành, góp phần tạo nên những thành quả chung của tỉnh nhà.