Tài liệu Hoàng gia Champa là tư liệu quý được tồn tại cho hậu thế Champa. Sách là thành phẩm khoa học được nghiên cứu nhiều năm, đầu tiên nghiên cứu vào 1907 bởi tác giả E.M. Durand với tựa đề “Les archives des derniers rois Chams”, phát hành bởi: BEFEO VII, 1907, p.353-355. Tiếp theo nhóm khoa học Pháp nghiên cứu gồm năm thành viên P-B Lafont, Chen Zhichao, Nguyen Tran Huan, Po Dharma, Dominique Nguyen, đã sử dụng 104 trang tài liệu Hoàng gia đã chụp, nghiên cứu hoàn thành và phát hành sách tại Paris với tựa đề: "Inventaire Des Achives Du Panduranga -1984", sách đã được ra mắt tại Viện Viễn Đông Pháp (EFEO). Giai đoạn tiếp theo sách được nghiên cứu phần còn lại tại Malaysia với sự góp sức của nhiều chuyên gia Champa về mặt ngôn ngữ trong giai đoạn đầu cho đến cuối 2007. Năm 2013, Po Dharma về hưu sống tại Pháp, để tiếp tục thực hiện tài liệu hoàng gia, Po Dharma giao tài liệu liên quan và tài liệu Hoàng gia cho Dominique Nguyen thực hiện. Thêm vào đó, vì lý do chưa hoàn thành dự án, Po Dharma yêu cầu EFEO tại Pháp qua lại Malaysia tiếp tục thêm nhiệm kỳ 3 năm. Từ thời gian này Putra Podam chính thức tham gia nhóm nghiên cứu Ấn Triện Hoàng gia vào năm 2014 là một dự án khác thực hiện song song cùng dự án tài liệu Hoàng gia Champa. Cũng trong thời gian này, Putra Podam được Po Dharma giao tài liệu Hoàng gia và một số tài liệu khác để phối hợp nghiên cứu cùng Dominique Nguyen tại Pháp. |
Makkah hay Mecca, là một thành phố thuộc Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út). Thành phố được nhìn nhận là linh thiêng nhất trong thế giới Hồi giáo và cuộc hành hương (Haji- Hajj) là điều bắt buộc đối với mọi tín đồ Hồi giáo có khả năng. Makkah sở hữu Kaaba (Kiblat) linh thiêng, đây là nơi các tín đồ Hồi giáo hướng đến khi cầu nguyện. |
OM là biểu tượng thiêng liêng nhất, là nền văn minh của Ấn Độ giáo dùng để diễn đạt ý niệm trong triết lý Hindu với ý nghĩa bao hàm sự tôn kính và thiêng liêng cho ba vị thần quyền lực tối cao như Brahma, Vishnu, Shiva (Mahesh). OM là một biểu tượng như một âm tiết với ý nghĩa thượng đế là duy nhất (God is one), là thần chú của Hindu giáo. OM được đánh vần AUM, là tổng hợp từ 3 âm tiết là: A, U và M, là bản thể của Vedas là biểu thị của Ganesha, Swastika. |
Từ “Bani” chỉ có nghĩa là đạo hay người Chăm nhập đạo mới (ám chỉ theo đức tin Allah), hay chỉ nhóm sắc dân Chăm tôn thờ Allah, hay đơn giản là người “Có đạo” (Ám chỉ đạo Asulam không phải đạo Balamon). Điều này cũng như người Việt gọi hai từ “Xóm đạo”, là xóm những người theo Công giáo, chứ không phải người theo Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài,… Một số người Chăm tại Ninh Thuận thường hiểu lầm “Bani” là đạo tên Bani. “Chăm Bani” là người Chăm theo đạo Bani. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani. |
Hiểu và sử dụng đúng tên tôn giáo rất quan trọng, vì tôn giáo chi phối sâu sắc đời sống xã hội của người Chăm. Tôn giáo gắn chặt với quá trình phát triển lịch sử của dân tộc Chăm. Vấn đề tôn giáo của người Chăm gắn liền với vấn đề dân tộc và có mối quan hệ với sự phát triển của các tôn giáo trên thế giới đặc biệt là thế giới Hồi giáo và thế giới Melayu. Do đó Hồi giáo của người Chăm ngày nay cũng có ảnh hưởng và chịu sự tác động từ thế giới bên ngoài. |
Tín đồ Bani theo tôn giáo Hồi giáo Bani (Hồi giáo dòng Bani hay Hồi giáo Champa), đây là Hồi giáo ảnh hưởng tính bản địa Champa. Khác với tín đồ Bani (Quốc tế: Muslim) ở Nam Bộ theo Hồi giáo Islam (Hồi giáo chính thống) là Hồi giáo hoàn thiện dần Thiên kinh Koran. Cả hai nhánh đều thuộc Hồi giáo (Islam), vì cùng giáo chủ (nabi Muhammad), cùng thờ Đấng Tối cao Allah, và dùng thiên kinh Koran (Quran). |
Tại đại hội ba nhiệm kỳ đã qua, các đại biểu đã thảo luận góp ý và thống nhất tên gọi “Hồi giáo Bani” là hệ phái Hồi giáo dòng Bani (Hồi giáo Champa) của người Chăm ở Việt Nam có nguồn gốc từ Asulam (tiếng Ả Rập: Islam; tiếng Việt: Hồi giáo) đã tồn tại gần 1000 năm, cũng như phương hướng, nhiệm vụ và quy chế về tổ chức hoạt động của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani trong tỉnh. Theo đó, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani là một tổ chức của Hồi giáo Bani được thành lập theo nguyện vọng của các chức sắc, tín đồ Bani trong tỉnh và được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. |
Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Ninh thuận được thành lập theo Quyết định công nhận số: 4106/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2007 của UBND Tỉnh Ninh thuận về việc công nhận thành phần nhân sự Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ I (2007 - 2010). Lần đầu tiên trong lịch sử Việt nam, một tôn giáo Chăm được nhà nước Việt nam chính thức thừa nhận theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004. Cộng đồng người Chăm Hồi giáo Bani luôn cảm ơn Đảng và Nhà nước đã có chính sách đúng đắn kịp thời phù hợp nguyện vọng của đồng bào. |
Trong số các mẫu thần được thờ phụng ở Khánh Hòa, thì Thiên Ya Ana (Po Ina Nagar) được coi là mẫu thần chủ đạo. Do có sự khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng nên người Việt ở Khánh Hòa trải qua các các thời kỳ lịch sử đã dần dần Việt hóa các yếu tố tôn giáo, đền tháp của người Champa thành trung tâm tín ngưỡng thờ mẫu quan trọng của người Việt. |
Web Kauthara.org được thành lập vào đầu năm 2015, mục đích gới thiệu và chuyển tải những sản phẩm công nghệ như font Chăm, bộ gõ Chăm đa năng trên PC, bộ chuyển đổi từ Rumi Chăm EFEO sang akhar Thrah, ứng dụng gõ chữ Chăm trên hệ thống Android, và ứng dụng gõ chữ Chăm trên hệ thống iOS cũng như chương trình giảng dạy tiếng Chăm và nghiên cứu chữ viết Chăm để đóng góp bảo tồn và phát huy những di sản về văn hóa, ngôn ngữ và chữ viết Chăm. |