#

Có những quốc gia ngày nay tuy không còn nữa nhưng di sản của một nền văn hóa sáng chói để lại cho đời sau thật là khó quên, đó là trường hợp của các đế quốc Ai Cập, La Mã nói chung và trường hợp của cựu vương quốc Champa tại Việt Nam nói riêng. Trong ba tháng, từ ngày 12-10-2005  đến ngày 9-01-2006. Viện bảo tàng các nền nghệ thuật châu Á Guimet tại Paris (Pháp), khôi phục lại nền văn minh đó qua cuộc triển lãm lớn nhất từ trước đến nay về nền văn minh và văn hóa Champa, từ thời lập quốc cho đến cuối thế kỷ 16, với nhiều buổi hội luận và trình chiếu phim ảnh liên quan đến Champa và Việt Nam trong suốt thời gian triển lãm.

#

Sau khi TS. Po Dharma qua đời, một số người nghĩ rằng công trình Po Dharma đang làm còn dở dang rất tiếc Ngài không để lại cho ai, cho thế hệ trẻ hay cho học trò của mình,…Rồi, thời gian trôi qua gần 2 năm, gia đình và con cháu Po Dharma không ai công bố thông tin này, mà họ âm thầm, kiên nhẫn làm việc để hoàn thành sớm công trình theo tâm nguyện của Po Dharma.

#

Dự án: Ấn Triện – Champa “Archives Royales du Champa – Numérisation, Inventaire et Index”. Chúng tôi đặt câu hỏi: Danny Wong là đồng tác giả với Po Dharma, tại sao Danny Wong không có bản thảo sách Ấn Triện này trong computer của mình, mà Danny Wong buộc phải qua Pháp gặp bà Michele (vợ Po Dharma) để lấy bản thảo sách trong tài liệu của Po Dharma. Khi Po Dharma còn sống, có cho tôi xem sách bản thảo này. Điều đáng chú ý là Po Dharma đã xóa “Lời Mở Đầu” viết bằng tiếng Pháp, có chăng Po Dharma không muốn xuất bản sách Ấn Triện này ??? Danny Wong sau khi đi Pháp lấy bản thảo sách liền về xuất bản? vậy sách này có sự cho phép của Gia đình Po Dharma chưa?

#

Hồi giáo Bani (tên Chăm: Bani Awal) là một tôn giáo độc thần, chỉ thờ phượng Allah là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad là vị Thiên sứ (Nabi) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh. Hệ phái Hồi giáo Bani gồm hai tầng lớp, đó là tầng lớp giáo sĩ Acar trực tiếp chỉ thờ phượng Allah, và tầng lớp tín đồ Bani Awal phục tùng giáo sĩ Acar và thờ phượng Allah. Nhưng lớp tín đồ này nếu trang bị đầy đủ kiến thức và Thiên kinh Koran thì cũng có thể trở thành giáo sĩ Acar để trực tiếp thờ phượng Allah.

#

Trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Đảng và Nhà nước đã nhận định tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về lối sống, đạo đức, văn hoá,…Tuy nhiên, để tôn giáo hoạt động tích cực và đúng hướng thì vấn đề điều chỉnh tên cho tôn giáo ở người Chăm Bani phải đúng như bản thân nó đã được truyền đến người Champa trong xã hội truyền thống. Trong những năm gần đây, vấn đề tôn giáo trong cộng đồng người Chăm được nhiều người quan tâm. Đã có một nhóm đại diện trí thức Chăm viết đơn gửi Ban Tôn giáo Chính phủ và Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận đề nghị đổi tên tôn giáo “Hồi giáo Bani” sang tên mới thành tôn giáo “Bani”. Ý kiến này của họ đã gây ảnh hưởng lớn trong cộng đồng Chăm vì đại đa số trí thức Chăm, Bô lão, các tổ chức và Hội đồng Sư cả tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận đều lên tiếng phản đối và đặc biệt là những phản ứng của người Chăm trên mạng xã hội yêu cầu hãy giữ đúng nguyên trạng là: "Hồi giáo Bani".

#

Khi nghe tin Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani có triệu tập phiên họp Ban chấp hành mở rộng, Thành Phần vận động Chủ tịch Hồi đồng Sư cả Bani và phe nhóm ông ta để chống lại Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani nhằm xóa bỏ từ Hồi giáo ra khỏi tên tổ chức. Dù Thành Phần không nằm trong danh sách mời dự phiên họp, nhưng ông ta tự ý đi vào phòng họp và tự đứng lên phát biểu gây xáo trộn cả phiên họp, các vị Sư cả đề nghị ông ta giữ trật tự nhưng Thành Phần không chấp hành. Các chức sắc tham dự phiên họp vì quá bức xúc nên không tiếp tục tham gia phiên họp và mọi người bỏ về nhà.

#

Qua biến cố dao động của lịch sử, chúng ta lại có thêm một cộng đồng Chăm định cư tại Hoa Kỳ. Một cộng đồng năng động trưởng thành trên một quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc, một quốc gia có truyền thống dẫn đầu đấu tranh cho dân chủ và dân quyền.Sau khi vương quốc Champa bị xóa tên trên bản đồ Đông Dương vào năm 1832. Chúng ta đã mất chủ quyền, chúng ta đã mất luôn khả năng hội ý với nhau để cùng nhau tìm một lối thoát cho dân tộc, rồi từ đó dần dần mất luôn tinh thần đối thoại để dàn xếp những bất đồng trong quá khứ.

#

TS. Putra Podam (Văn Ngọc Sáng) là giảng viên Đại học Tây Nguyên (TNU) và Đại học Công nghệ Malaysia (UTM). Ông là người Chăm gốc Bình Thuận. Năm 1999 - 2001, học thạc sĩ trường đại học khoa học tự nhiên Hà Nội, chuyên ngành Khoa học Công nghệ. Năm 2002 - 2004, học thạc sĩ tại Viện Công nghệ Châu Á - Thái Lan (Asian Institute of Technology - AIT), chuyên ngành Công nghệ Thông tin. năm 2007, Chứng nhận Giảng viên Chính. năm 2011 - 2017, học nghiên cứu sinh (Tiến sĩ) tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), chuyển sang học Đại học Công Nghệ Malaysia (Universiti Teknologi Malaysia - UTM). Năm 2018, Chứng nhận Giảng viên Cao Cấp.

#

Công trình khoa học từ điển bách khoa do chính TS. Po Dharma biên soạn trong thời gian khá dài và rất công phu. Từ ngữ trong “Từ điển bách khoa Champa” chủ yếu khai thác từ “Tư liệu Hoàng gia Champa”, Akayat, Ariya, Damnay, Sakarai, Dalukal,…cho đến E.Aymonier…được giải thích chính xác, trình bày theo khoa học.... điều không kém phần quan trọng là từ điển có bổ sung từ ngữ nền văn minh Champa.

#

Tài liệu Hoàng Gia Champa là một tư liệu lịch sử quý đối với cộng đồng Chăm. Năm 1984, được sự giới thiệu của Viện Viễn Đông Pháp (EFEO) và Gs.B-P Lafont, nghiên cứu sinh (PhD) là: Dominique Nguyen và Po Dharma đến Viện SOCIÉTÉ ASIATIQUE để chụp tư liệu Hoàng gia Champa tại Pháp. Nhân vật chính thực hiện tài liệu Hoàng gia Pgs.Ts. Po Dharma, NCS. Dominique Nguyen, Gs.Ts. Chen Zhichao, Gs.Ts. Nguyen Tran Huan và sự cộng tác của TS.Putra Podam.