Lược sử Thánh đường (Magik) Bình Minh-Phan Hòa

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Dec 23, 2022, 11:19 PM

Tác giả: Ts.Putra Podam (Văn Ngọc Sáng)

Facebook: Putra Podam

Email: putrapodam@gmail.com

 

Thánh đường, phiên nghĩa từ tiếng Ả Rập là “Masjid” mà người Chăm ghi thành "Mesjid" và đọc thành “Magik”. Magik là nơi thờ phụng, cầu nguyện của tín đồ Hồi giáo (Islam) chính thống trên thế giới nói chung hay Hồi giáo Awal (Agama Awal - Hồi giáo theo dòng Awal của Champa) nói riêng tại Việt Nam.

Trong tiếng Anh, Masjid được viết là Mosque, và tiếng Pháp viết là Mosquée.

Đối với người Chăm, tùy theo khu vực và vùng miền, tên gọi này được xưng hô khác nhau như: Chăm Châu Đốc gọi: Sâm Magik, Chăm Tây Ninh gọi: Sang Magik, Chăm Bình Thuận, Ninh Thuận gọi: Sang Magik.

Tại Việt Nam, “Masjid / Magik” tạm dịch là “Thánh đường”, vì đa số tín đồ Kitô giáo đã dùng từ “Nhà thờ”.

Nhưng ngược lại, tại tỉnh Ninh Thuận, Sở Nội vụ thường gọi “Magik” là “Chùa” như Chùa Phật giáo. Đây là cách gọi sai, hay chưa chính xác.

Trong khi, Ban tôn giáo Chính phủ Việt Nam đã thống nhất dùng từ “Masjid hay Magik” là “Thánh đường”. 

 

I). Ấp Minh Mỵ (Palei Aia Mamih) có tự bao giờ?

Minh Mỵ, là tên gọi phổ thông (trước 1975, thời Việt Nam Cộng Hòa). Tên gọi "Minh Mỵ" thật ra phiên âm từ tiếng Chăm "Mamhih". Aia Mamih (tiếng Việt: nước có vị ngọt). Bởi nơi đây xưa kia là một động cát có mạch nước ngầm (Aia Caol) nước chạy ra quanh năm suốt tháng mà người dân đã khơi tạo thành giếng nước để dùng hàng ngày còn gọi Bến nước Aia Mamih hay bến nước của dân làng.

Hình 1. Bến nước Aia Mamih xưa tọa lạc dưới chân đồi đền Po Klaong Kasait, ngày nay bến nước không được bảo tồn mà thay vào đó người dân đã xây một cái giếng để dùng nước mạch này khi cần.

Người dân sống trên mãnh đất "Aia Mamih" không biết các thế hệ cha ông đã tồn tại từ bao giờ, mà chỉ biết trên mãnh đất này đã từng tồn tại có ba làng Chăm duy nhất đó là:

1. Palei Gahur Ngaok- pl] ghU^ Oq_` (Plei Ghur Ngaok - Xóm Động trên): đây là nơi cư ngụ tập trung của người dân, trong đó có dòng họ ông Chủ Minh (chủ làng), ông Ức Chiến Thể, Ức Chiến Thắng, bà Nện, bà Kiên,..., Hiện nay các nền móng nhà của các hộ đã từng sống ở đây vẫn còn lưu lại là chứng cứ rõ ràng khẳng định đây là vùng đất của làng người Chăm xưa, và những dòng họ này hiện nay đang sinh sống ở thôn Bình Minh, xã Phan Hòa.

2. Palei Gahur Yok- pl] ghU^ Oq_` (Plei Ghur Yok - Xóm Động dưới): đây là làng tập trung dân Chăm trong đó có dòng họ ông Hai, bà Tô, bà Khoy Chek, bà Tòa, bà Tỉnh, bà Thi,..., những dòng họ này hiện đang sinh sống tại thôn Bình Minh, xã Phan Hòa.

3) Palei Tanah Ala- pl] ghU^ Oq_` (Plei Tanâh Ala - Xóm dưới): làng Tanah Ala thuộc dòng họ ông Imam Sỷ, Acar Quý, bà Cò, bà Mái, bà Phụng, bà An, bà Thản, bà Khiểm, bà Khảm, thuộc dòng họ của Ts.Putra Podam,... hiện nay dòng họ này đang sinh sống tại thôn Bình Minh, xã Phan Hòa.

Cả ba làng trên tọa lạc trên vùng đất động cát thuộc xã Hậu Quách (tên gọi trước năm 1975), cách thôn Bình Minh hiện nay khoảng 2Km về phía Tây Nam. 

Trước năm 1945, nơi đây (Aia Mamih) đã từng tồn tại một Thánh đường (Magik) trên gò đất Aia Mamih (bên cạnh Hamu Danao) hay gần đất rẫy của dòng họ ông Imam Sỹ, bà Cò, Bà Mái, bà Phụng..., chân kèn Thánh đường (Magik) như trong Hình 1 bên cạnh lối đi cũ đường đi lên Đền Po Klaong Kasait xưa.

Hình 2. Chân kèn Thánh đường (Mesjid / Magik) Aia Mamih, trên gò đất Palei Aia Mamih. Là nơi thờ phụng Thượng đế Allah và tôn kính Nabi Muhammad. Đây là Thánh đường đầu tiên của ba làng Aia Mamih.

Bên cạnh đó những di tích lịch sử quan trọng của người Chăm xưa xung quanh khu vực này vẫn còn hiện diện, đó là: di tích Thánh đường Hồi giáo của người Chăm theo Bani (Chăm theo đạo) và hàng trăm khu mộ địa (Gahur) của người Chăm xưa nằm xung quanh ở khu vực này,

Hình 3. Hàng trăm khu mộ địa của người Chăm theo Bani (Chăm theo đạo) đó là Agama Awal (Hồi giáo), hình hảnh khu mộ Chăm hiện nay là dấu tích mộ địa xưa của đồng đạo Nabi Muhammad ở Makkah hay Madinah.

 

Hình 4. Ts.Putra Podam tảo mộ gia phả bên nội, nơi đây tồn tại hàng trăm khu mộ (Gahur) người Chăm xưa nằm xung quanh đền Po Klaong Kasait ở làng Aia Mamih.

Trung tâm khu dân cư Aia Mamih còn có ngôi đền Po Klaong Kasait. Đền Po Klaong Kasat xưa kia tọa lạc trên dãy núi "Cek Glang" nằm trên vị trí dốc núi, hiểm trở cách trung tâm xã Phan Hòa khoảng 5 km về phía Tây. Nơi đây xưa kia là mật khu của Po Klaong Kasait, sau ngày Ngài về với các thần linh Champa, tại nơi đây, người Chăm đã dựng đền cho Ngài. Đền Po Klaong Kasat là một gian nhà bằng phẳng trên núi với diện tích khoảng 80m2, gian điện thờ thông qua một hang núi, có đường hầm bí mật đi ra phía sau. Cách đền này khoảng 10m có một cái hang đá nhỏ, gần đó có một giếng nước người Chăm gọi là "Bangun Aot", đặc biệt giếng nước này nằm ở trên núi cao nhưng nước giếng trong veo, nước không bao giờ cạn. Ngoài ra, bên cạnh sườn núi này còn có một hang núi lớn có thể trú hàng trăm người trong hang.

Sau này, để thuận lợi cho việc thờ cúng, người dân xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận một lần nữa xin phép thần linh, di dời đền Po Klaong Kasait về ngay tại động cát bên cạnh làng palei Aia Mamih, palei Gahul Angaok, palei Gahul Yok và palei Tanah Ala, nay các làng này đã di dời về thôn Bình Minh, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình. Từ đó đền Po Klaong Kasait được xây dựng kiên cố trên đồi cát, bên trong đền có hai bia đá dựng đứng chính là Po Klang Kasait và nhiều cổ vật khác. Bên ngoài đền có tường rào bao quanh. Tổng diện tích khu vực di tích này khoảng 3 hecta. Tuy nhiên cho đến nay di sản đền Po Klaong Kasait và diện tích khu di tích này có nguy cơ bị lấn chiếm.

Theo truyền thuyết, các thần linh Champa ở khu vực Panduranga là những nhân vật có công khai phá đất đai, dẫn thủy nhập điền, canh nông lúa nước mang lại đời sống ấm no cho thần dân Champa. Chính vì vai trò đó, người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận đã lập đền để thờ cúng và tưởng nhớ đến công lao của Po Klaong Kasait. Các lễ cúng mở cửa đền và lễ hội cầu mưa được tổ chức ở đền Po Klaong Kasait còn lưu giữ cho đến ngày nay là một minh chứng thể hiện tín ngưỡng dân gian còn lưu lại qua hình ảnh thờ một vị thần mà còn thể hiện sự tôn kính của cộng đồng đối với bậc cha ông đã có công tạo lập giang sơn một thủa. Từ sự tôn kính này, cộng đồng người Chăm đã thiêng hóa ngài Po Klaong Kasait như một vị thần anh linh tạo ra mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân lành được ấm no, hạnh phúc.

Trong các thời kỳ trị vì của các triều đại nhà Nguyễn, đền của vị thần Po Klaong Kasait đã được nhận phong tặng 8 sắc phong (Gia Long: 1, Minh Mạng: 1, Tự Đức: 2, Thiệu Trị: 2, Duy Tân: 1, Khải Định: 1). Các sắc phong này vẫn được lưu giữ cẩn thận để làm cứ liệu liên quan đến vị thần Po Klaong Kasat, hiện vật này không chỉ là cứ liệu quý hiếm liên quan đến một nhân vật lịch sử trong cộng đồng người Chăm mà còn trở thành các hiện vật thiêng khi tiến hành các nghi lễ liên quan đến Ngài. Sự linh thiêng và nổi tiếng của ngôi đền này cùng với những tiếng lành đồn xa đã thu hút số lượng lớn cộng đồng Chăm từ Ninh Thuận đến Bình Thuận đến đền, tháp Po Klaong Kasait để cầu an cư lập nghiệp, đặc biệt là trong dịp lễ hội cầu mưa hàng năm.

Hình 5. Đền Po Klaong Kasait nổi tiếng đang lưu giữ 8 sắc phong của các triều đại Nhà Nguyễn, hiện đang tọa lạc trên đồi cát tại khu vực Aia Mamih xưa.

 

 Hình 6. Đền của vị thần Po Klaong Kasait đã được nhận 8 sắc phong (Gia Long: 1, Minh Mạng: 1, Tự Đức: 2, Thiệu Trị: 2, Duy Tân: 1, Khải Định: 1). Đây là (8) sắc phong của các triều đại Nhà Nguyễn ban cho đền Po Klaong Kasait, đang giữ tại thôn Bình Minh. 

 

Hình 7. Đây là một trong những sắc phong của vua Minh Mệnh ban tặng cho đền Po Klaong Kasait.

 

Hình 8. Đền Po Klaong Kasait mới được xây dựng trên nền đền cũ, hiện nay vẫn tọa lạc tại khu vực Aia Mamih xưa.

 

Hình 9. Bia đá ghi khắc tiểu sử tại đền Po Klaong Kasait, tọa lạc tại khu vực Aia Mamih xưa.

 

Hình 10. Bảng xếp hạng di tích cấp tỉnh cho đền Po Klaong Kasait, tọa lạc tại khu vực Aia Mamih xưa.

 

Năm 1959, phát động thành lập Ấp chiến lược tổ chức theo hình thức "tự quản, tự phòng và tự phát triển" và là hậu thân của "Khu trù mật". Từ chiến dịch này, cả ba làng thuộc Aia Mamih phải di dời nhập ở tạm trong làng Palei Canet (thôn Bình Thắng, xã Hậu Quách, nay là Xã Phan Hòa).

Hình 11. Thánh đường (Magik) Ấp Bình Thắng - xã Hậu Quách. Trước cổng Thánh đường có ghi Chữ Ả Rập và chữ Rumi ghi "Mesjid" phiên âm từ "Masjid" tiếng Ả Rập. Đặc biệt còn có hình Ngôi sao là biểu tượng Ngôi sao Trăng liềm của Islam (Hồi giáo).Thánh đường (Magik) xây trước năm 1975, hiện nay chưa xây mới.

 

Cũng trong năm 1959 ông Thanh Giác (Quận trưởng Quận Phan Lý Chàm) đã làm việc và thỏa thuận với dân làng Palei Dik (thôn Bình An cũ, nay là thôn Bình Hòa) để mua đất ruộng họ "Hamu Nang - Hamu Nâng" thành lập làng Aia Mamih (nay gọi là thôn Bình Minh). Kinh phí mua đất ruộng "Hamu Nang" do các hộ gia đình tự đóng góp chứ không phải được chính quyền cấp. Thôn Bình Minh nằm ở giữa cách thôn Bình Thắng khoảng 100m về hướng Bắc và cách thôn Bình Hòa 300m về hướng Nam, và đây là nơi cư ngụ mới chủ yếu cho một số làng như: Palei Hamu Rok, Palei Gahur Ngaok, Palei Gahur Yok và Plei Tanah Ala,…

Hình 12. Cổng thôn Bình Minh (Palei Aia Mamih) trong ngày lễ khánh thánh Thánh đường (Magik).

 

Từ năm 1945 đến năm 2022, danh sách các đời Sư cả chủ trì Thánh đường (Magik) thôn Bình Minh qua các thời kỳ:

1. Sư cả Lư Mú

2. Sư cả Lư Quảng

3. Sư cả Lư Mâh 

4. Sư cả Lư Bang

5. Sư cả Văn Huynh

6. Sư cả Lư Măng

7. Sư cả Mai Lao

8. Sư cả Thổ Nục

9. Sư cả Lâm Nam

10. Sư cả Lư Thanh

 

II). Thánh đường (Magik) Palei Aia Mamih từ năm 1945 đếnnăm 1993

Trước năm 1945, nơi đây (Aia Mamih) đã từng tồn tại một Thánh đường (Magik) trên gò đất Aia Mamih (bên cạnh Hamu Danao) hay gần đất rẫy của dòng họ ông Imam Sỹ, bà Cò, Bà Mái, bà Phụng..., chân kèn Thánh đường (Magik) như trong Hình 13.

Hình 13. Chân kèn Thánh đường (Mesjid / Magik) Aia Mamih, trên gò đất Palei Aia Mamih. Là nơi thờ phụng Thượng đế Allah và tôn kính Nabi Muhammad. Đây là Thánh đường đầu tiên của ba làng Aia Mamih.

Năm 1962, sau khi cuộc sống ổn định tại Ấp Minh Mỵ, người dân tiến hành xây dựng ngôi nhà mới cho Po Allah ngay giữa trung tâm Ấp mang tên: Sang Magik Palei Aia Mamih, với diện tích khoảng 100m2, kinh phí do dân đóng góp. Đặc biệt trên Thánh đường (Magik) có khắc chữ Ả Rập: Allah - Muhammad, và ghi Mesjid phiên âm từ Masjid như Thánh đường Bình Thắng.

Hình 14. Cổng thánh đường (Magik) Bình Minh xây 1962 có chữ "Mesjid" giống Thánh đường Bình Thắng - xã Hậu Quách.

 

Năm 1993, sau hơn 30 năm khi Thánh đường (1962) xuống cấp trầm trọng, hơn nữa số lượng Giáo sĩ (Acar) lúc này cũng đã tăng, và dân số thôn Bình Minh cũng tăng trên 2000 nhân khẩu (với khoảng 500 hộ gia đình), với sự đồng ý của Chính quyền địa phương, người dân thôn Bình Minh đóng góp tiền bạc và công sức để xây mới một Thánh đường cho Po Allah.

Hình 15. Thánh đường (Magik) Bình Minh giai đoạn 1993. Quan sát kỹ trên mặt chính Thánh đường ta thấy, trên cùng là hình OM (OMKAR) của tôn giáo Balamon (Hindu), kế tiếp là chữ Ả Rập: الله - محمد‎ (Allah-Muhammad), tiếp là chữ: Thánh đường, Chữ Chăm Thrah và hai biểu tượng Âm-Dương của Nho giáo. Nhận xét: Thánh đường là nời thờ phượng Thánh Allah, đúng ra chi ghi: Allah-Muhammad và biểu tượng cần đưa lên là Ngôi saoTrăng liềm. Nhưng ông Bá Quốc chủ công trình xây dựng lại đưa OMKAR và ÂM-Dương (Yin Yang) lên Thánh đường, đây là sự sai lầm và thiếu hiểu biết về Agama Awal. Bảng điện tử căng chính giữa ghi chữ Ả Rập và bên dưới ghi Thánh đường là do Hội sinh viên thôn Bình Minh như Ks.Dụng Ánh Quang, Bs.Nguyễn Hữu Nhi, Ts.Putra Podam, Bs.Nguyễn Thế Ngân, Bs.Ức Chiến Tuyến, Bs.Ức Chiến Trường và nhiều sinh viên khác đóng góp để tặng 2 bảng hiệu cho Thánh đường (Magik) thôn Bình Minh. Thánh đường Bình Minh 1962 ghi chữ Ả Rập: Allah-Muhammad và Mesjid như trên cổng Thánh đường Bình Thắng và Thánh dường Bình Minh 1993 ghi chữ Ả Rập: Allah-Muhammad và chữ "Thánh đường".

 

Hình 16. Thánh đường (Magik) Bình Minh giai đoạn 1993.Chữ Ả Rập: الله - محمد‎ (Allah-Muhammad) và bên dưới: Thánh đường ghi rất rõ.

 

Hình 17. Thánh đường (Magik) Bình Minh giai đoạn 1993. Chữ Ả Rập: الله - محمد‎ (Allah-Muhammad) và dòng dưới: Thánh đường đã tháo gỡ do bị hư hỏng.

 

Hình 18. Thánh đường (Magik) Bình Minh giai đoạn 1993. Một Giáo sĩ (Acar) lên tháo gỡ bảng bảng điện tử ghi Chữ Ả Rập: الله - محمد‎ (Allah-Muhammad) và dòng dưới: Thánh đường do bị hư hỏng.

 

Hình 19. Bên trong Thánh đường (Magik) Bình Minh giai đoạn 1993, có ghi chữ Ả Rập: الله - محمد‎ (Allah-Muhammad) và Minbar (Bụt thuyết giáo) ngay chính điện.

 

III). Thánh đường (Magik) Palei Aia Mamih năm 2022

3.1. Mẫu thiết kế ban đầu

Năm 2020, để chuẩn bị xin giấy phép xây dựng Thánh đường Bình Minh do bị xuống cấp, Trưởng Ban xây dựng và một số thành viên đi khảo sát một số Thánh đường trong tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận để tìm mẫu và thiết kế phù hợp. Riêng tỉnh Ninh Thuận đoàn khảo sát đã đến Thánh đường Văn Lâm, An Nhơn, Phước Nhơn, Tuấn Tú và Thành Tín.

Để có bảng thiết kế Thánh đường đẹp và đúng Magik của Chăm Bani (Chăm theo đạo, Bani là Đạo) của tôn giáo: Agama Awal (Hồi giáo Champa), dưới sự tham mưu của Ts.Putra Podam như cung cấp thông tin các mẫu Magik dưới thời Champa ở trong và ngoài khu vực như Chính điện, Minbar, kiểu dáng mái vòm, Biểu tượng Kubah, Sang tuai, cổng,.. Từ đó kỹ sư Lâm Gia Vũ có cái nhìn đúng hơn để thiết kế Thánh đường Binh Minh đẹp mắt hơn.

Một số hình dưới đây do kỹ sư Lâm Gia Vũ thiết kế, được sự đồng ý và thống nhất của Ban Xây dựng, Chính quyền và các Giáo sỹ (Acar) nên hình thiết kế này được công khai treo trong làng như ra mắt mọi người.

Hình 20. Mẫu Thiết kế Thánh đường Bình Minh được công nhận, do Ts.Putra Podam và Ks.Lâm Gia Vũ thiết kế. Mặt chính có hình Ngôi sao và Trang liềm, ở dưới có chữ Ả Rập: الله - محمد‎ (Allah-Muhammad) và dòng chữ Thrah.

 

Hình 21. Mẫu Thiết kế Thánh đường Bình Minh được công nhận, do Ts.Putra Podam và Ks.Lâm Gia Vũ thiết kế. Mặt chính có hình Ngôi sao và Trang liềm, ở dưới có chữ Ả Rập: الله - محمد‎ (Allah-Muhammad) và dòng chữ Thrah. Tường thành ghi: Thánh đường Bình Minh.

 

Hình 22. Mẫu Thiết kế Thánh đường Bình Minh được công nhận, do Ts.Putra Podam và Ks.Lâm Gia Vũ thiết kế. Mặt chính có hình Ngôi sao và Trang liềm, ở dưới có chữ Ả Rập: الله - محمد‎ (Allah-Muhammad) và dòng chữ Thrah. Tường thành ghi: Thánh đường Bình Minh, Hình được nhìn từ trên cao.

 

Hình 23. Mẫu Thiết kế Thánh đường Bình Minh được công nhận, do Ts.Putra Podam và Ks.Lâm Gia Vũ thiết kế. Mặt bên trái Thánh đường.

 

Hình 24. Mẫu Thiết kế Thánh đường Bình Minh được công nhận, do Ts.Putra Podam và Ks.Lâm Gia Vũ thiết kế. Mặt bên phải Thánh đường có phòng tắm và phòng vệ sinh.

 

3.2. Mẫu thiết kế hình Âm-Dương ☯ (Yin-Yang) của Nho giáo (Taoism)

Sau khi có giấy phép xây dựng, Trưởng Ban Xây dựng đưa ra hình thức đấu thầu để chọn chủ công trình xây dựng. Do nhiều yếu tố mánh khóe và thuật toán phức tạp,... một lần nữa đội thi công của ông Bá Quốc đã bách chiến bách thắng, còn Ts.Putra Podam và Kỹ sư Lâm Gia Vũ bị loại khỏi sân chơi.

Bên chủ công trình xây dựng là những chiến binh chống Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani, chống Agama Awal (Hồi giáo) là những đối tượng không am hiểu tôn giáo Awal (Hồi giáo) nhưng với tinh thần cực đoan dân tộc đội chiến binh này sẵn sàng chống Sở Nội vụ, chống Ban Tôn giáo Chính phủ ngầm vì đã theo nhóm đối tượng của ông Thành Phần để đòi tôn giáo Bani (Đây là nhóm phản động cấu kết với đối tượng phản động như Thành Thanh Dải, Châu Thị Cành,...)

Sau khi trúng thầu, nhóm này liền đưa ra một bảng thiết kế mới (hủy bỏ bảng thiết kế của Ts.Putra Podam và Kỹ sư Lâm Gia Vũ). Quan sát mẫu thiết kế này ta thấy có hai con Rồng án ngự hai bên, một hình Mặt trời, và hai con rắn rết gì đấy,...

Khi thấy chủ công trình xây dựng đưa ra mẫu thiết kế trên, Ts.Putra Podam liền viết bài phản biện để phán đối cách tùy tiện của chủ công trình, tự ý đưa ra mẫu thiết kế khác để chống quan điểm của Ts.Putra Podam. Nội dung cơ bản mà Ts.Putra Podam phản biện là Thánh đường (Magik) của Agama Awal (Hồi giáo) không nên đưa con Rồng án ngự trên Thánh đường, không đưa hình Mặt trời, và những hình khác lên Thánh đường vì trái với luật định tôn giáo và khác với văn hóa Chăm.

Sau bài viết của Ts.Putra Podam, nhiều Giáo sĩ (Acar) lên tiếng phản đối mẫu Thánh đường có con Rồng và hình Mặt trời là thần Yang trái với văn hóa Chăm, từ đó dư luận trong làng phản đối và Trưởng Ban Xây dựng cũng phản đối. Mẫu thiết kế bị phản đối như Hình 25 dưới đây. 

Hình 25. Thiết kế Thánh đường của bên chủ công trình xây dựng có hai hình Rồng án ngự trên Thánh đường, hình Mặt trời hình rắn rết và những hình khác lên Thánh đường là trái với luật định tôn giáo và khác với văn hóa Chăm.

 

Sau khi dư luận phản đối, chủ công trình xây dựng liền thay đổi mẫu thiết kế trên cơ sở bám sát mẫu thiết kế của Ts.Putra Podam và kỹ sư Lâm Gia Vũ. Quan sát Hình 26, trên mặt chính của Thánh đường thiết kế ba Kubah giả, Kubah bên trái ghi chữ Thrah Chăm, Kubah bên phải ghi chữ Ả Rập, và Kubah chính giữa ghi chữ Ả Rập: الله - محمد‎ (Allah-Muhammad) và chữ Thrah ở dưới ghi chữ Thrah: 2022. Đây là mẫu thiết kế dù chưa đầy đủ, dù chưa giống mẫu thiết kế ban đầu của kỹ sư Lâm Gia Vũ, nhưng nhìn chung tạm ổn. 

Sau khi Ts.Putra Podam đăng báo điện tử cho bà con biết để ngợi ngen Thánh đường đã hoàn thành, thì ngày hôm sau ông Thành Phần và nhóm phá đạo Agama Awal đến thăm và sau đó đề nghị chủ công trình xây dựng gỡ bỏ chữ Ả Rập: الله - محمد‎ (Allah-Muhammad) đã khắc trên Thánh đường. Khi nghe tin chữ Ả Rập: الله - محمد‎ (Allah-Muhammad) sẽ bị loại bỏ, nhiều Giáo sĩ (Acar) trẻ của Bổn đạo Bình Minh phản đối kịch liệt và cảm thấy bất mãn nếu gỡ bỏ chữ Ả Rập: الله - محمد‎ (Allah-Muhammad).

Hình 26. Mặt chính của Thánh đường thiết kế ba Kubah giả, Kubah bên trái ghi chữ Thrah Chăm, Kubah bên phải ghi chữ Ả Rập, và Kubah chính giữa ghi chữ Ả Rập: الله - محمد‎ (Allah-Muhammad) và chữ Thrah ở dưới ghi: 2022.

Chủ công trình xây dựng cấu kết với ông Thành Phần và một số Đảng viên về hưu thiếu hiểu biết chống Hội đồng Sư cả, chống Sở Nội vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ,... họ tự lên đập bỏ chữ Ả Rập: الله - محمد‎ (Allah-Muhammad) trên Thánh đường để chèn dòng chữ Thrah Chăm "Sang Magik Bini Haluw Aia Mamih) đồng thời bổ sung thêm biểu tượng Âm-Dương Bát quái ☯ của đạo Nho giáo (Taoism) lên Thánh đường Hồi giáo. Hiện tượng này ví như lấy hình Chúa Jesus đi cắm trong chùa Phật giáo hay lấy quốc kỳ của nước Nga cắm trên Tòa Bạch Ốc hay Ngũ Giác Đài của nước Mỹ.

Hình 27. Nhóm đòi tôn giáo Bani đập bỏ chữ Ả Rập: Allah-Muhammad trên Thánh đường để chèn dòng chữ Thrah Chăm "Sang Magik Bini Haluw Aia Mamih"  đồng thời bổ sung thêm biểu tượng Âm-Dương Bát quái ☯ của đạo Nho giáo (Taoism) lên Thánh đường Hồi giáo.

 

Hình 28. Một số biểu tượng tôn giáo trên thế giới, trên Thánh đường Bình Minh hiện nay bị gắn Âm-Dương (Yin-Yang) ☯ là biểu tượng Taoism của đạo Nho giáo  (đạo Khổng) như hình khoanh đỏ thứ 2.

 

Hình 29. Hình Âm-Dương ☯ (Yin-Yang) là biểu tượng Taoism của đạo Nho giáo (đạo Khổng) thường xuất hiện ở ngôi chùa thuộc văn hóa Trung Quốc.

 

Hình 30. Hình Âm-Dương ☯ (Yin-Yang) là biểu tượng của Taoism của đạo Nho giáo (đạo Khổng) mà người Việt thường gắn trước cửa ra vào làm bùa trừ tà ma. Biểu tượng Âm-Dương không phải văn hóa Chăm.

 

 

Hình 31. Sao khi các Giáo sĩ (Acar) phản đối việc Cán bộ đảng viên về hưu can thiệp quá sâu vào tôn giáo đập bỏ chữ Ả Rập: Allah-Muhammad và đưa hình Âm-Dương không phải văn hóa Chăm, nhiều quan điểm cho rằng Âm-Dương ☯  (Yin-Yang) là bùa trừ tà ma, khi được gắn trên Thánh đường thì Mukkei (tổ tiên) không vào được bên trong Thánh đường mà chỉ đứng bên ngoài. Vậy tháng Ramadan (Ramawan) Mukei (tổ tiên) sẽ đến gõ cửa từng nhà đòi ăn hay bắt người theo Mukkei để con cháu làm đám tầng để Mukkei được ăn. Khi biết giáo sĩ Acar phản đối thay vì gỡ hình Âm-Dương xuống thì Chính quyền thôn Bình Minh cấu kết và giao nhiệm vụ cho tên côn đồ Lư Ngọc Sáng (biệt danh Sáng đen) và Imam Vê (Nguyễn Trọng Mường) đưa biểu tượng Âm-Dương khác lớn hơn lên thay cái cũ. Khi thấy chuyện kỳ lạ, nhiều giáo sĩ Acar thắc mắc thì tên Côn đồ tuyên bố, tao thay cái to hơn để bọn bây nhìn cho rõ, thằng "Acar" nào dám gỡ xuống thì tao sẽ xử. Được biết tên côn đồ này không ăn học, nhưng được một số Công an lợi dụng và Chính quyền địa phương sử dụng để đàn áp tinh thần dân tộc Chăm.

 

Hình 32. Bên trong Thánh đường (Magik), bên trên khu chính điện Minbar (Bụt thuyết giáo) có ghi chữ Ả Rập: Allah-Muhammad (الله - محمد‎ ).

 

Hình 33. Được biết việc xây Thánh đường (Magik) chưa báo cáo hoàn thành lên tổ chức Hội đồng Sư cả, Sở Nội vụ hay cấp liên quan mà Chính quyền thôn Bình Minh vội vàng tổ chức khánh thành vào ngày 15/12/2022. Đặc biệt trên giấy mời không ghi tên tổ chức quản lý Bổn đạo Bình Minh là HĐSC tỉnh Bình Thuận, đây là âm mưu chính của ông Imam Vê (Nguyễn Trọng Mường) cấu kết với Đảng viên về hưu để chống HĐSC.

 

Công trình xây dựngThánh đường (Magik) thôn Bình Minh

- Khởi công xây dựng: từ tháng 7/2022 đến 30/11/2022

- Tổng diện tích xây dựng: 467,2 m2

Kinh phí thực hiện

- Tổng kinh phí: 3.246.713.000 VND;

- Vốn tự có: 1.736.510.000 VND;

- Huy động tín đồ trong làng: 482.400.000 VND;

- Huy động từ Mạnh Thường Quân: 632.112.000 VND;

- Nguồn khác: 395.691.000 VD

 

Hình 34. Trước đó Ts.Putra Podam tạo mẫu thư mời cho Bổn đạo Bình Minh, trên gốc trái có ghi tên tổ chức quản lý,và gốc bên phải ghi Bổn đạo Bình Minh, nhưng Bình Minh không dùng.

 

Hình 35. Biểu ngữ chính trong ngày khánh thành Thánh đường (Magik) thôn Bình Minh.

 

Hình 36. Biểu ngữ chào mừng quý khách đến tham dự lễ khánh thành Thánh đường (Magik) thôn Bình Minh.

 

Một số quyết định công nhận từ Ban Đại diện lâm thời Cộng đồng Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận theo quyết định số: 3019/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2009 do Sư cả (Guru Tào) làm Trưởng ban như Hình 33.

Hình 37. Quyết định số: 3019/QĐ-UBND  ngày 22 tháng 10 năm 2009 về việc công nhận Ban Đại diện lâm thời Cộng đồng Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận.

 

Hình 38. Danh sách Ban Đại diện lâm thời  Cộng đồng Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận theo Quyết định số: 3019/QĐ-UBND  ngày 22 tháng 10 năm 2009.

 

Quyết định số: 2161/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ngày 31 tháng 10 năm 2012, về việc Công nhận tổ chức tôn giáo cho nhiệm kỳ đầu tiên 2012-2016 kế tiếp Ban Đại diện lâm thời ngày 22 tháng 10 năm 2009. Nội dung trong Điều 1 ghi: Tên tổ chức tôn giáo: "Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận", tôn chỉ, mục đích hoạt động: Hội đồng Sư cả lãnh đạo, hướng dẫn chức sắc, tín đồ tuân phục Thượng đế (Allah), tôn kính Đức Giáo chủ Muhammad và Thiên kinh Koran,điềuhành các hoạt động tôn giáo tại các Thánh đường (Magik) Hồi giáo Bani trong tỉnh theo quy định của pháp luật. Năm Hình thành tại Việt Nam: Thế kỷ XV-XVI.

Hình 39. Danh sách Ban Đại diện lâm thời  Cộng đồng Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận theo Quyết định số: 3019/QĐ-UBND  ngày 22 tháng 10 năm 2009.

 

Hình 40. Danh sách Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani nhiệm kỳ: 2012-2016 theo Quyết định 2161/QĐ/UBND của tỉnh Bình Thuận ngày 31 tháng 10 năm 2012.

 

Hình 41. Danh sách Thánh đường (Magik) Hồi giáo Bani trong tỉnh Bình Thuận theo Quyết định 2161/QĐ/UBND của tỉnh Bình Thuận ngày 31 tháng 10 năm 2012.

 

IV. Kết Luận

Qua lược sử ấp Minh Mỵ xưa hay thôn Bình Minh ngày nay ta thấy, Aia Mamih đã có một lịch sử truyền thống lâu đời cùng gắn với lịch sử của vương quốc Champa. Đó là hang động, ngôi đền Po Klaong Kasait xưa kia tọa lạc trên dãy núi "Cek Glang" nằm trên vị trí dốc núi, hiểm trở cách trung tâm xã Phan Hòa khoảng 5 km về phía Tây. Xã Phan Hòa còn có một di tích lịch sử đặc biệt đó là ngôi đền Po Patao At (vua Po At) đã tồn tại từ xưa cùng với con cháu của các thế hệ là một thần dân người Chăm thuộc thần dân Champa. Điều này càng tô thêm minh chứng người dân xã Phan Hòa đã tồn tại và sinh sống tại mãnh đất này từ lâu đời trước khi Minh Mệnh tiêu diệt Champa và xóa Champa trên bản đồ thế giới.

Thánh đường thôn Bình Minh (Magik haluw Aia Mamih) đã tồn tại từ trước 1945 trên gò đất Tanah Ala (Xóm dưới). Đây có thể là Thánh đường đầu tiên của cộng đồng Chăm trên vùng động cát Aia Mamih sau khi vua Minh Mệnh (Nhà Nguyễn) tiêu diệt người Chăm, đốt làng, đốt nhà người Chăm ở ven biển, bắt bớ, đánh đập, áp đặt thuế cao, bắt Giáo sĩ (Acar) của Awal ăn thịt heo (lợn), bắt ông Bac, haluw Janang bên Ahier phải ăn thịt bò,…cấm phụ nữ Chăm mặc váy (quần một ống).

Thánh đường (Magik) Bình Minh ngày nay là ngôi nhà thờ Po Allah, là trung tâm sinh hoạt của cộng đồng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo) của tôn giáo Awal (Agama Awal).

Thánh đường (Magik) Bình Minh theo truyền thống là một Mesjid của Asulam (Islam) mà tín đồ đã khắc chữ Ả Rập: Allah-Muhammad trên đỉnh Thánh đường và khắc “Mesjid” hay “Thánh đường” trên đỉnh hay trên cổng chính như Hình 20.

Thánh đường Bình Minh năm 2020 là sự can thiệp của Chính quyền địa phương cùng với Cán bộ, Đảng viên về hưu có nhận thức chống Ban Tôn giáo Chính phủ ngầm, họ là những người thiển cận, vô học, vì đồng tiền, vì vài ly bia mua chuộc của bọn phản động, bọn buôn thần bán thánh, bọn bán văn hóa Chăm, bọn phản dân tộc và tổ tiên người Chăm. Từ những đối tượng này họ lạm quyền và can thiệp sâu vào tôn giáo (Agama Awal), họ chủ trương đập bỏ chữ Ả Rập: Allah-Muhammad trên Thánh đường và đưa biểu tượng Âm-Dương (Yin-Yang) của đạo Khổng (Nho giáo) của Taoism lên trên Thánh đường thôn Bình Minh.

Nhắc lại, Champa đã tiếp nhận Islam (Hồi giáo) từ thế kỷ thứ 9. Sau khi Thành Đồ Bàn (Vijaya) sụp đổ vào thế kỷ 15 (1471), thì Balamon (Hindu) đã sụp đổ và tàn lụi toàn Đông Nam Á, tạo cơ hội cho Islam thống trị Hoàng gia Champa cho đến khi mất nước vào năm 1832. Sau khi mất nước phong trào khởi nghĩa của nhân dân Champa được xem mang tầm ảnh hưởng khu vực và quốc tế do lãnh đạo người Chăm theo Islam (Hồi giáo) kêu gọi thánh chiến, những nhân vật nổi bật là Katip Sumat (1832-1833), Katip Ja Thakwa (1833-1834), Đại tướng Leskosem- Haji Les Kosem (bí danh Po Nagar) sinh ngày 27-3-1927 tại Kompong Cham, người Campuchia gốc Chăm. Ông là sĩ quan quân đội Campuchia có vai trò quan trọng trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai và những cuộc nội chiến ở Campuchia. Lãnh tụ phong trào Fulro (Mật trận đấu tranh và thống nhất của các sắc tộc bị áp bức), một nhân vật đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc Champa bị áp bức, đã từng đóng vai trò quan trọng trên bàn cờ chính trị Đông Dương vào những năm 1964-1975.

Qua đó cho thấy, những nhận vật nổi tiếng như vua Chế Mân, vua Chế Bồng Nga, vua Bố Trì Trì, vua Po Mah Taha, vua Po Rome, vua Po Nraop,…Po Phaok The, Po Cheng,… Katip Sumat, Katip Ja Thak Wa,… Les Kosem,… là những nhân vật Islam (Hồi giáo)

 

Hình 42. Hiệu kỳ Champa (Photo: Kauthara).

Hiệu kỳ Champa (tiếng Chăm: Dok Champa), gồm 9 sọc đỏ và trắng xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng và bên trái có một hình chữ nhật màu trắng xanh mang trăng lưỡi liềm (Aia Bulan) và ngôi sao 5 cánh (Batuk). Ngôi sao 5 cánh đại diện cho sự thống nhất giữa các tiểu bang như Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là quốc giáo của Champa; nền xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân Champa; ngôi sao và lưỡi liềm trước đó màu vàng là màu hoàng gia Champa, nhưng nay Champa không còn vua nên đổi thành màu trắng (Quốc gia Hồi giáo không còn vương).

 

Hình 43. Hiệu kỳ Champa (Photo: Kauthara). CTMT. Y Bham Enoul (Chủ tịch Mặt trận 1), chào cờ Champa tại biên giới Tây Nguyên-Campuchia.

 

Hình 44. Hiệu kỳ Mặt trận Champa (Photo: Kauthara)

 

Hình 45. FULRO và Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa tại biên giới Tây Nguyên-Campuchia.

Hình 46. Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa treo trước nhà Sàn Ede tại buôn Ako Dhong-Daklak.

 

V. Đề nghị

Từ những cơ sở ở trên và căn cứ khoa học của các Nhà nghiên cứu Tây Phương, cũng như quyết định của tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận về cộng nhận tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani.

Căn cứ kết quả tham mưu từ các Bộ, Ngành,... PTT.Phạm Bình Minh ra quyết định công nhận: Hồi giáo là tôn giáo của dân tộc Chăm theo Agama Awal (Awal) từ lâu. Nay Chính phủ giữ nguyên tôn giáo Hồi giáo.

Cũng trong thông báo trên, Chính phủ khẳng định dân tộc Chăm chưa từng tồn tại tôn giáo Bani. Việc kích động dân tộc Chăm đòi tôn giáo Bani là sự xuyên, nên cần quan tâm, giáo dục và giải thích thêm cho cộng đồng Chăm.

 

Hình 47. Danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận ĐKHĐTG.

 

Hình 48. Theo Công văn số: 6955/BNV-TGCP ngày 28 tháng 12 năm 2020  củaBộ Nội vụ, số thứ tự (6) là tôn giáo Hồi giáo, tên tổ chức: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani.

 

LINK: Danh mục tôn giáo và tổ chức tôn giáo dưới đây:Danh mục tôn giáo và tổ chức tôn giáo Việt Nam

 

Hình 49. Hội thảo của Ban Tôn giáo Chính phủ tại Phan Thiết ngày 13/11/2020.

 

Hình 50. Nội dung Hội thảo của Ban Tôn giáo Chính phủ tại Phan Thiết ngày 13/11/2020.

Đề nghị các Thánh đường tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận nói chung và thánh đường thôn Bình Minh nói riêng hãy thiết kế như truyền thống trên Thánh đường phải ghi: Allah-Muhammad, và biểu tượng ngôi sao, trang liềm.

Lời khuyên, Chính quyền thôn Bình Minh hãy gỡ bỏ lá bùa Âm-Dương (Yin-Yang) Bát quái của tư tưởng đạo Khổng (Nho giáo) Taoism khỏi Thánh đường Bình Minh và khắc lại chữ: Allah-Muhammad với ngôi sao trang liềm như thiết kế ban đầu mà Chính quyền sở tại đã công nhận.

 

Người chịu trách nhiệm nội dung

Ts. Putra Podam (Văn Ngọc Sáng)

-----***-----

LINK: TIN LIÊN QUAN

1. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hồi giáo là Danh mục tôn giáo Chăm theo Awal

2. Thư kiến nghị: Giải pháp giải quyết vấn đề tôn giáo ở người Chăm

3. Giải quyết: Cái gọi là tôn giáo Bani

4. Chế Bồng Nga vị vua Islam - Vua và Hoàng gia Champa là Islam từ sau thế kỷ 15

5. Chế Mân vị vua Islam - Vua và Hoàng gia Champa là Islam từ sau thế kỷ 15

6. Awal: Hệ phái Hồi giáo Champa

7. Thánh đường: Nơi tôn thờ thượng đế Allah, tôn kính Nabi Muhammad

8. Tham mưu: Tự điển Chăm định nghĩa Bani = Islam = Hồi giáo = Bani Awal = Agama Awal

9. Tôn giáo Chăm: Thuận Thiên giả tồn - nghịch Thiên giả vong

10. Thượng đế Allah hiện hữu khắp làng Chăm Bani ở Champa