Theo nguồn tin đáng tin cậy được cập nhật, bà Châu Thị Khuê bí thư chi bộ đảng thôn Tuấn Tú cho biết, với vai trò là lãnh đạo địa phương, bà quyết tâm vận động các chức sắc và tín đồ địa phương giữ mối đoàn kết để thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước "sống tốt đời đẹp đạo " nhằm duy trì các tiêu chí nông thôn mới ở thôn nhà. Trong thời gian qua, cán bộ Đảng viên ở địa phương tỏ ra khá bức xúc, một số thế lực cực đoan ở Tuấn Tú cấu kết với nhóm dân tộc cực đoan chống phá tổ chức tôn giáo, gây phương hại đến chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chính quyền và nhân dân thôn Tuấn Tú cực lực lên án một số chức sắc trong ban bổn đạo địa phương có dấu hiệu suy thoái đạo đức, bị kích động bởi những kẻ mang danh trí thức, đạo đức giả xúi giục Ban Bổn đạo Thánh đường Hồi giáo Bani Tuấn Tú rút khỏi tổ chức Hội đồng sư cả Hồi giáo Bani tỉnh. |
Bà Chủ tịch mong muốn Ban Bổn đạo địa phương luôn phát huy bảo tồn bản sắc dân tộc và nhất quán tên gọi HỒI GIÁO BANI do tiền nhân Champa lưu truyền. Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh là tổ chức tôn giáo duy làm cầu nối cho tín đồ thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam với phương châm sống "tốt đời đẹp đạo ". Với vai trò là một Chăm Kiều và Chủ tịch Hội Champa Bani Hoa Kỳ, bà sẽ vận động Hội viên của mình luôn thực hiện tốt Nghị quyết 36 của nhà nước Việt Nam trên tinh thần hướng về cội nguồn dân tộc đóng góp cho đất nước Việt Nam thêm phồn vinh tươi đẹp |
Như đã đưa tin trên Báo Điện Tử Kauthara vào ngày 10/1/2023 về nhóm dân tộc cực đoan phá bảng hiệu Thánh đường Hồi giáo Bani thôn Văm Lâm, Chính quyền thôn Văn Lâm, sau một thời gian tìm hiểu đã biết chính xác một số đối tượng tham gia phá bảng hiệu Thánh đường Văn Lâm. |
Nhằm ghi nhận thành tích tổ chức tôn giáo góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cộng đồng các dân tộc anh em ở Ninh Thuận. Nhân dịp đầu xuân Quý Mão 2023, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam biểu dương thành tích công lao đóng góp của tôn giáo Chăm: Ban đại diện Cộng đồng Chăm Islam, Ban đại diện Cộng đồng Chăm Balamon, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani. |
Agama Awal là một hệ phái mới xuất hiện ở Champa do ảnh hưởng văn hóa bản địa, là một tôn giáo độc thần, chỉ tôn thờ Thượng đế Allah, Đấng Tối Cao, Duy Nhất và tôn kính Muhammad là vị Thiên sứ (Nabi) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Koran. Awal (Hồi giáo sơ khai, Hồi giáo cũ, Hồi giáo từ khi du nhập vào Champa) ảnh hưởng từ dòng Sunni. Awal là một hệ phái thuộc Hồi giáo Champa (Islam Awal của Champa), khác với trên 73 nhánh Islam trên thế giới như: Islam Sunni của Ả Rập, Islam Shia của Iran, Islam Ahmadi (Ahmadiyya) của Pakistan, Islam Kharijite của Oman, Islam Sufi của Libya, Sudan, Islam Wahabi, …Islam Champa dòng Awal được chia thành hai tầng lớp: Tầng lớp thứ nhất, là Giáo sĩ (Acar hay Ulama): trực tiếp thờ phượng Allah, Đấng Tối cao, Duy nhất và phục tùng Muhammad là Thiên sứ cuối cùng. Nhiệm vụ của giáo sĩ (Acar) là trau dồi chương kinh Koran, kiêng cử, hành lễ trong tháng Ramadan (Ramawan), Eid al-Adha (Waha), … và thực hiện các nghi lễ liên quan đến vòng đời của người Chăm theo Bani (Chăm theo đạo). Tầng lớp thứ hai, là Thường dân (Gahéh): chỉ phục vụ và phục tùng cho giáo sĩ (Acar) và gián tiếp thờ phượng Allah. Nhưng lớp tín đồ Thường dân (tầng lớp thứ hai) nếu trang bị đầy đủ kiến thức và Thiên kinh Koran thì cũng có thể trở thành giáo sĩ (Acar) để trực tiếp thờ phượng Allah. |
Trong thời gian gần đây, một số tài khoản Facebook nặc danh xuất hiện với ngôn từ vô cùng dơ bẩn phỉ báng nhục mạ Tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Ninh Thuận, đặc biệt một số nhân vật bảo vệ quan điểm tên gọi “Hồi giáo Bani”, đi xa hơn nữa nặc danh này còn vu cáo chính quyền Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo, xóa bỏ tôn giáo Bani trong danh mục tôn giáo Việt Nam. |
Agama Awal là một hệ phái mới xuất hiện ở Champa do ảnh hưởng văn hóa bản địa, là một tôn giáo độc thần, chỉ tôn thờ Thượng đế Allah, Đấng Tối Cao, Duy Nhất và tôn kính Muhammad là vị Thiên sứ (Nabi) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Koran. Awal (Hồi giáo sơ khai, Hồi giáo cũ, Hồi giáo từ khi du nhập vào Champa) ảnh hưởng từ dòng Sunni. Awal là một hệ phái thuộc Hồi giáo Champa (Islam Awal của Champa), khác với trên 73 nhánh Islam trên thế giới như: Islam Sunni của Ả Rập, Islam Shia của Iran, Islam Ahmadi (Ahmadiyya) của Pakistan, Islam Kharijite của Oman, Islam Sufi của Libya, Sudan, Islam Wahabi, …Islam Champa dòng Awal được chia thành hai tầng lớp: Tầng lớp thứ nhất, là Giáo sĩ (Acar hay Ulama): trực tiếp thờ phượng Allah, Đấng Tối cao, Duy nhất và phục tùng Muhammad là Thiên sứ cuối cùng. Nhiệm vụ của giáo sĩ (Acar) là trau dồi chương kinh Koran, kiêng cử, hành lễ trong tháng Ramadan (Ramawan), Eid al-Adha (Waha), … và thực hiện các nghi lễ liên quan đến vòng đời của người Chăm theo Bani (Chăm theo đạo). Tầng lớp thứ hai, là Thường dân (Gahéh): chỉ phục vụ và phục tùng cho giáo sĩ (Acar) và gián tiếp thờ phượng Allah. Nhưng lớp tín đồ Thường dân (tầng lớp thứ hai) nếu trang bị đầy đủ kiến thức và Thiên kinh Koran thì cũng có thể trở thành giáo sĩ (Acar) để trực tiếp thờ phượng Allah. |
Tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Do vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thâm độc này là vấn đề cấp thiết. Người Chăm nói riêng và thần dân Champa nói chung trước thế kỷ 15 chỉ có tiếp nhận hai tôn giáo chính từ nước ngoài, đó là Hindu (Balamon) từ Ấn Độ, và Islam (Hồi giáo) từ Ả Rập. Sau thế kỷ 15, tôn giáo Balamon suy tàn, nhường ngôi cho Islam thống trị hoàng gia Champa. Thế kỷ 17, Islam tại Champa phát triển cực thịnh sau khi bang giao với thế giới Melayu như Jawa - Indonesia, Brunei, Johor, Kalantan Malaysia. Cũng trong thế kỷ này, xuất hiện hai thuật ngữ Awal, Ahier (tiếng Ả Rập), tức triều đại vua Po Rome đã buộc tín đồ Hindu (Balamon) phải thờ Thượng đế Allah cùng tín đồ Awal để dân tộc được đoàn kết. Trải qua các thời kỳ Pháp thuộc, VNCH (Việt Nam Cộng Hòa) và VN XHCN (Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa) thì tôn giáo người Chăm trong Danh mục Chính phủ chỉ ghi Hồi giáo (không có Bani). Thế nhưng năm 2021, Inrasara người Chăm Ahier tại tỉnh Ninh Thuận tuyên bố Chính phủ Việt Nam đã xóa tôn giáo Bani của người Chăm và tự chuyển thành đạo Hồi mặc dù người Chăm “đấu tranh và liên tục đấu tranh 4 năm vẫn chưa ngã ngũ”. Theo chúng tôi người Chăm Awal (Hồi giáo) khẳng định, lời tuyên bố của Inrasara chỉ là lời nói sàm, nói ngắc ngứ, là vu khống, là bịa đặt và hoàn toàn vô giá trị. Có lẽ lời tuyên bố của Inrasara chỉ dành cho Kiều Maily, Xuân Bào và thầy trò của ông Thành Phần thì đúng hơn. Từ cơ sở trên, chúng tôi đề nghị tín đồ Awal, Ahier hãy đoàn kết, thực hiện tốt những gì mà tổ tiên Champa để lại, tức Awal, Ahier cùng tôn thờ Allah (Pô Awluah là Pô chung). Đồng thời đề nghị ông Inrasara, ông Thành Phần hãy dừng lại, đừng phát biểu sai trái gây mất đoàn kết và chia rẽ không đáng có trong cộng đồng người Chăm. |
Lễ hội Mahashivratri được tổ chức trên khắp Ấn Độ với sự tôn kính và tận tụy. Vào năm 2023, lễ hội Mahashivratri sẽ được tổ chức vào Thứ Bảy, ngày 18 tháng 2 năm 2023. Lễ hội kỷ niệm hôn lễ của Thần Shiva và Nữ thần Parvati truyền tải tinh thần sùng kính và cống hiến của những người theo đạo Balamon (Hindu). |
Trong thời gian gần đây, một số cán bộ Đảng viên dưới sự cầm đầu của tên Thành Phần (Phó Tiến sĩ - Ts1đêm), Đảng viên hiện đang sinh hoạt Chi bộ Đảng tại thôn An nhơn (từ tháng 7/2022). Trong đó bộ tam: Cục - Chiêu - Thánh, là một dư luận viên tích cực nhất của nhóm dân tộc cực đoan đấu tranh đòi tôn giáo Bani, chính bộ tam này thường xuyên kích động tín đồ Bani ở các làng Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận chống tổ chức tôn giáo và chính quyền địa phương. Mục đích của bọn chúng, nhằm định hướng dư luận tẩy chay Đại hội Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Ninh Thuận nhiệm kỳ 4, tiến tới thành lập "Hội đồng liên chùa Bani Ninh Thuận" theo chỉ đạo của bà đầm Châu Thị Cành (cựu thành viên Fulro, tín đồ THiên Chúa Giáo), là một nhân vật thường xuyên nhận chỉ thị của thế lực ngoại bang luôn lợi dụng quyền tự do tôn giáo để gây chia rẽ các chức sắc và tín đồ Bani trong nội bộ cộng đồng Chăm. |