#

Chuyến thăm Malaysia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong hai ngày 7-8/8/2015 được thực hiện tiếp sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Najib Razak vào tháng 4/2015. Sự kiện này được hai nước coi là cột mốc mới trong quan hệ song phương vì trong chuyến thăm này, hai bên sẽ chính thức ký Tuyên bố đưa mối quan hệ Việt Nam - Malaysia lên tầm Đối tác chiến lược.

#

Đảng ủy Đại Sứ Quán Việt Nam tại Malaysia rất quan tâm đến công tác Đảng, công tác Sinh viên và công tác Cộng đồng; tích cực tuyên truyền về nâng cao ý thức chấp hành luật pháp của nước sở tại, đảm bảo ổn định an ninh, trật tự, tích cực lao động, học tập và đóng góp, xây dựng quê hương và tăng cường các mối quan hệ giao lưu quốc tế. Từ đó góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về văn hóa Việt và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng người Việt ở Malaysia.

#

Lưu Văn Đức điện thoại đề nghị nhóm chống HĐSC ra tay mạnh hơn để lấy lại tôn giáo Bani, tôn giáo xưa, tôn giáo cũ của mình, bằng cách vận động bà con đông đảo chống đối chính quyền Bình Thuận và Ninh Thuận. Ông Lưu Văn Đức cho rằng Hội thảo của Ban Tôn giáo Chính phủ gồm các nhà Khoa học như giáo sư, tiến sĩ đã đánh giá sai về tôn giáo của người Chăm và hội thảo vô giá trị. Ông Đức điện thoại nói chuyện chủ trương đòi tổ chức TRƯNG CẦU DÂN Ý (lấy ý kiến thường dân),…từ những hội phụ nữ Chăm, những thanh niên đi lao động ở các công ty, xí nghiệp,… từ những người trình độ lớp 3 như  Nguyễn Ngọc Quỳnh, Imam Bat côn đồ, Hoàng Lim con Imam Bat,  xem đây là cơ hội may mắn cuối cùng để thắng Ban Tôn giáo Chính phủ.

#

​Người Chăm hiện nay tập trung đông nhất tại quốc gia Campuchia với ước tính khoảng 500 ngàn người, hiện sinh sống tập trung ba tỉnh: Pusak, Battambbong, Kampong Chhnang. Đa số người Chăm ở Campuchia theo đạo Hồi giáo (Islam) và số còn lại là Chăm Imam San hay Chăm Tajuh (Chăm Panduranga quen gọi là Chăm Bani Awal) với dân số khoảng 16.000 người. Chăm Imam San là nhóm Chăm duy nhất còn lưu giữ toàn bộ Ariya Chăm và một số nhạc cụ Chăm, họ thuộc lòng Ariya Chăm, đọc và viết thông thạo akhar thrah truyền thống và đặc biệt họ còn giữ một số phong tục tập quán do tiền nhân Champa để lại như: lễ Rija Praong, lễ cúng rùa biển (mbuen nduk),...

#

Thông cáo ghi rõ: Gần đây trên thế giới ghi nhận biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2 và đang lây lan nhanh ra nhiều các nước trên thế giới. Để chủ động kiểm soát phòng, chống dịch bệnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ y tế chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức y tế thế giới để cập nhật thông tin kịp thời chính xác về biến chủng này, trên cơ sở đó đề xuất phương án phòng, chống dịch kịp thời phù họp hiệu quả với diễn biến tình hình dịch.

#

Đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đang “càn quét” trên diện rộng khắp các làng Chăm, từ khu vực thành phố đến các vùng sâu, vùng xa, đã ghi nhận nhiều chùm ca bệnh số lượng lớn. Đây cũng là lần đầu tiên đại dịch COVID-19 xâm nhập vùng đồng bào dân tộc Chăm với những diễn biến phức tạp, khó lường. Cộng đồng Chăm đang nỗ lực để sớm ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, trả lại sự bình yên cho dân làng và đoàn kết, quyết tâm chống dịch, bảo vệ và mở rộng “vùng xanh,” đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới.

#

Trên thế giới hôm nay có một nhóm người du mục, không thuộc quốc gia nào, di chuyển từ từ nước này sang nước khác để tìm việc làm và sinh sống, mang tên là người Roma, tức là tên gọi chung của những nhóm người không có gia cư cố định. Sự hiện diện của người Roma ở Âu Châu đã từng diễn ra từ thời thượng cổ, trước thế kỷ thứ XI. Dân số của họ hôm nay ước tính gần 10 triệu người trên khắp Âu Châu. Là một nhóm người du mục không gia cư cố định và cũng không có chứng minh nhân dân và hộ chiếu của quốc gia nào, người Roma trở thành nạn nhân dưới chế độ Đức Xã và bị tiêu diệt bởi quân đội Đức dưới thời đệ nhị thế chiến.

#

Trước mối lo ngại về biến chủng mới, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 26/11 đã thông báo hạn chế đi lại bằng đường hàng không với 8 quốc gia ở châu Phi. Cụ thể, hạn chế mới được áp dụng từ ngày 29/11, đối với các hành khách đến từ Nam Phi và 7 nước khác ở châu Phi bao gồm Boswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Eswatini, Mozambique, và Malawi. Canada cũng cho biết họ sẽ cấm nhập cảnh những công dân nước ngoài đã đi qua miền Nam châu Phi trong hai tuần qua. Các hạn chế áp dụng cho các quốc gia giống như quy định mới ở Mỹ, ngoại trừ Malawi..

#

Theo Kathara, Thành Tín là thôn văn hóa thuộc xã nông thôn mới của Phước Hải, huyện Ninh Phước và là địa phương nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn. Theo ông Kiều Thanh Phiên, Trưởng thôn Thành Tín cho biết: trong năm qua, người dân thôn Thành Tín hưởng ứng đóng góp tiền bạc xây dựng nhiều công trình hạ tầng phục vụ cho cộng đồng, như: Xây dựng sân bóng đá (350 triệu đồng); học sinh, sinh viên đóng góp làm 25 bóng đèn “Thắp sáng đường quê”; Chi bộ thôn làm 6 đèn năng lượng mặt trời; thôn lắp đặt 6 camera an ninh ở trục đường chính, các tụ điểm nóng và chi hội người cao tuổi tu bổ lại giếng nước cổ trong thôn,...Đó là sự nổ lực của cán bộ và nhân dân thôn thôn Thành Tín

#

Trong quá trình lịch sử, Đông Nam Á là khu vực tập trung nhiều quốc gia và chủng tộc chia làm hai khối rỏ rệt. Dân tộc Chăm, Campuchia, Lao, Thai và Mã Lai Đa Đảo, v.v. chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Giáo, trong khi đó dân tộc Việt theo khuôn mẫu văn hoá của Trung Quốc. Phát xuất từ hai nền văn minh khác nhau, dân tộc Việt và Chăm đã đón nhận hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về qui luật cấu trúc vũ trụ. Đối với dân tộc Việt, “âm dương” là triết lý nhằm giải thích cho sinh tồn của “vũ trụ”, trong khi đó dân tộc Chăm lại dựa vào qui luật “tanaow-binai / lakei-kamei” (đực-cái / nam-nữ) để làm nền tảng để giải thích cho mối liên hệ giữa Chăm Ahier (Balamon) và Chăm Awal (Hồi Giáo). Chính đó là trọng tâm của vấn đề cần cứu xét lại trước khi đi đến kết luận dân tộc có chịu ảnh hưởng triết lý “âm dương” của dân tộc Việt hay không?