#

Trên thế giới hôm nay có một nhóm người du mục, không thuộc quốc gia nào, di chuyển từ từ nước này sang nước khác để tìm việc làm và sinh sống, mang tên là người Roma, tức là tên gọi chung của những nhóm người không có gia cư cố định. Sự hiện diện của người Roma ở Âu Châu đã từng diễn ra từ thời thượng cổ, trước thế kỷ thứ XI. Dân số của họ hôm nay ước tính gần 10 triệu người trên khắp Âu Châu. Là một nhóm người du mục không gia cư cố định và cũng không có chứng minh nhân dân và hộ chiếu của quốc gia nào, người Roma trở thành nạn nhân dưới chế độ Đức Xã và bị tiêu diệt bởi quân đội Đức dưới thời đệ nhị thế chiến.

#

Trước mối lo ngại về biến chủng mới, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 26/11 đã thông báo hạn chế đi lại bằng đường hàng không với 8 quốc gia ở châu Phi. Cụ thể, hạn chế mới được áp dụng từ ngày 29/11, đối với các hành khách đến từ Nam Phi và 7 nước khác ở châu Phi bao gồm Boswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Eswatini, Mozambique, và Malawi. Canada cũng cho biết họ sẽ cấm nhập cảnh những công dân nước ngoài đã đi qua miền Nam châu Phi trong hai tuần qua. Các hạn chế áp dụng cho các quốc gia giống như quy định mới ở Mỹ, ngoại trừ Malawi..

#

Theo Kathara, Thành Tín là thôn văn hóa thuộc xã nông thôn mới của Phước Hải, huyện Ninh Phước và là địa phương nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn. Theo ông Kiều Thanh Phiên, Trưởng thôn Thành Tín cho biết: trong năm qua, người dân thôn Thành Tín hưởng ứng đóng góp tiền bạc xây dựng nhiều công trình hạ tầng phục vụ cho cộng đồng, như: Xây dựng sân bóng đá (350 triệu đồng); học sinh, sinh viên đóng góp làm 25 bóng đèn “Thắp sáng đường quê”; Chi bộ thôn làm 6 đèn năng lượng mặt trời; thôn lắp đặt 6 camera an ninh ở trục đường chính, các tụ điểm nóng và chi hội người cao tuổi tu bổ lại giếng nước cổ trong thôn,...Đó là sự nổ lực của cán bộ và nhân dân thôn thôn Thành Tín

#

Trong quá trình lịch sử, Đông Nam Á là khu vực tập trung nhiều quốc gia và chủng tộc chia làm hai khối rỏ rệt. Dân tộc Chăm, Campuchia, Lao, Thai và Mã Lai Đa Đảo, v.v. chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Giáo, trong khi đó dân tộc Việt theo khuôn mẫu văn hoá của Trung Quốc. Phát xuất từ hai nền văn minh khác nhau, dân tộc Việt và Chăm đã đón nhận hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về qui luật cấu trúc vũ trụ. Đối với dân tộc Việt, “âm dương” là triết lý nhằm giải thích cho sinh tồn của “vũ trụ”, trong khi đó dân tộc Chăm lại dựa vào qui luật “tanaow-binai / lakei-kamei” (đực-cái / nam-nữ) để làm nền tảng để giải thích cho mối liên hệ giữa Chăm Ahier (Balamon) và Chăm Awal (Hồi Giáo). Chính đó là trọng tâm của vấn đề cần cứu xét lại trước khi đi đến kết luận dân tộc có chịu ảnh hưởng triết lý “âm dương” của dân tộc Việt hay không?

#

India has been lit up in a dazzling display of lights and colors this week. Brightly colored rangoli designs are drawn at the entrances of homes and offices, which are decked in fairy lights. The celebrations were especially spectacular in Ayodhya city in northern Uttar Pradesh state, where over 900,000 earthen lamps were lit on the banks of the Saryu River as desk fell Wednesday. Hindus believe the city is the birthplace of the god Ram. In eastern Ahmedabad city in Gujarat state, devotees worshipped their account books as the festival also marks the start of the new Hindu financial year. The day was marked as Tihar, also known as Deepawali, in neighboring Nepal. There, the five-day celebrations began Tuesday and people thronged markets and shopped for marigold flowers, which hold huge cultural significance during the festival. On Wednesday, devotees celebrated dogs that are regarded as the guardian of the Hindu death god Yama.

#

Anh viết “…Trước năm 1975, văn tự Akhar Thrah chủ yếu được truyền dạy cho thế hệ trẻ bởi giới tăng lữ, tu sĩ, chức sắc hay các bô lão, theo qui luật của ngôn ngữ viết truyền thống…”. Cách nhìn nhận này của anh là một Pgs.Ts cũng không khác gì cách nhìn nhận bởi những người Chăm bình dân khác tại quê nhà, vì thực tế ai ai cũng thấy là vậy. Chỉ có điều là, theo anh “giới tăng lữ, tu sĩ, chức sắc hay các bô lão Chăm…” mới là giới anh minh/lão luyện của dân tộc Chăm đáng tin cậy, còn giới “giáo dục, văn hóa và khoa học Chăm” như thầy Nguyễn Văn Tỷ, thầy Nguyễn Văn Đạo, Ts. Quảng Đại Cẩn, nhà thơ/văn Chăm Phú Trạm chắc là “giới ngu xuẩn” hay sao.

#

Vào khoảng thế kỷ 16 - 17, một số người theo Công Giáo và Thanh giáo tại Anh Quốc bị vị hoàng đế lúc bấy giờ bắt phải cải đạo để theo tôn giáo của ông ta. Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù. Sau khi giam một thời gian, họ được truyền lại và hỏi thêm lần nữa nhưng họ vẫn quyết không cải đạo nên bị buộc rời khỏi nước Anh. Sau đó, họ di dời sang Hà Lan để sinh sống. Được một thời gian, họ nhanh chóng nhận ra rằng mình không thể hòa nhập với nên văn hóa của nước này được và lo sợ con cháu sẽ bị mất gốc, vì thế họ lại tiếp tục di cư sang châu Mỹ trên con tàu có tên là Mayflower.

#

Sự kiện một nhóm người tự xưng là đại diện cho bô lão, nhân sĩ, trí thức, chức sắc thôn An Nhơn do Ts.Thành Phần cầm đầu gởi đơn lên các cơ quan chức năng vu khống nhục mạ đả phá và xin rút khỏi Tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi gáo Bani tỉnh Ninh Thuận. Đây là hành vi bỉ ổi nhất của những kẻ luôn đội lốt trí thức đả phá tổ chức tôn giáo với âm mưu chống chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và để lại một “vết nhơ” cho cộng đồng Chăm nói chung và tín đồ Bani nói riêng. Thành Phần là nhân vật chính tạo sự "Scandal" trong biến cố này, sẽ trở thành một tội đồ dân tộc được ghi danh vào trang sử đen của lịch sử Champa trước áp lực của dư luận về hành vi của Thành Phần.

#

Theo một số ý kiến nguyện vọng người Chăm Hồi giáo nói chung và người Chăm theo tín ngưỡng Bani Awal nói riêng cho rằng; khi bệnh nhân qua đời tại bệnh viện, thì xin phép đưa thi hài thẳng về nghĩa địa (Gahul), không cần tắm rửa, nhưng làm đầy đủ thủ tục tôn giáo. Việc này có thể Ban Đại diện Cộng đồng Islam và Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani xem xét cho phù hợp nguyện vọng của tín đồ cũng như đầy đủ thủ tục theo giáo lý tôn giáo và đảm bảo qui định của Bộ Y tế về việc xử lý thi hài nhiễm Covid-19 liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo.

#

1. Ai có quyền tham gia hội nghị Liên Hiệp Quốc (LHQ) Độc giả: Tại sao Bangsa Champa của Thành Thanh Dải lại có mặt trong hội nghị LHQ? BBT Kauthara.ORG: Tất cả hội đoàn phi Chính phủ trên thế giới đều có quyền ghi danh tham dự hội nghị LHQ về dân tộc thiểu số hay dân tộc bản địa tại Geneva. Tổ chức Bangsa Champa của ThànhThanh Dải là một hội đoàn phi chính phủ, cũng như IOC-Champa có trụ sở ở Hoa Kỳ, có quyền ghi danh để tham gia hội nghị này. Nhưng Bangsa Champa của Thành Thanh Dải chỉ đại diện cho Đạo Thị Thanh Hương (Vợ Thành Thanh Dải), chứ ông ta không đủ tư cách đại diện cho dân tộc Champa tại LHQ như Thành Thanh Dải thường lòe bịp người Chăm. Đây chỉ là lời tuyên bố trịch thượng bệnh hoạn của ông ta mà thôi.