#

Bani có nghĩa đầu tiên là đạo, thường dùng để chỉ người mới nhập đạo, người có đạo, hay người có đức tin với thượng đế Allah. Như Bani Islam (tín đồ theo đạo Islam), Bani Jawa (người Jawa theo đạo mới, hay người Hồi giáo Jawa, và đơn giản chỉ gọi Jawa). Bani Chăm (Người Chăm theo đạo mới Islam và thờ phượng Allah), Bani Awal (Người Chăm theo Hồi giáo từ sơ khai “Awal” thờ phượng Allah).

#

Allah trong tiếng Ả Rập (Arabic) để chỉ định Thiên Chúa, Đức Chúa Trời, Thượng Đế, Đấng Tối Cao, Chúa Tể, … Ông Trời (tiếng Việt); Po (tiếng Chăm); Jehova (Do Thái); Tuhan (Indonesia),… Danh từ Allah thường chỉ dành riêng cho tín đồ Bani Islam hay Bani Awal. Allah (swt): SWT là viết tắt của "Subhanahu Wa Ta'ala" có nghĩa: “Vinh Quang Thượng Đế, Đấng Quyền Lực Tối cao”. Thượng đế Allah trong Thiên kinh Koran xuất hiện nhiều tên gọi khác nhau. Trong bài này Putra Podam chỉ giới thiệu một số tên gọi: Allah, Allaha, Allahi, Allahu, … (Đây là phiên âm Quốc tế). Tuy nhiên khi chữ Ả Rập (Arabic) được sáng tạo thành chữ Jawi, Jawi Mã Lai hay Jawi Champa,… thì một số chữ cái thay đổi theo cho phù hợp tiếng nói của mỗi dân tộc, quốc gia.

#

abc

#

Hiện nay trong cộng đồng Chăm xuất hiện nhiều anh hùng Núp như một thế lực ngầm đang phá hoại tôn giáo Chăm, cụ thể thế lực này đang truyền bá tư tưởng bài trừ Bani Awal (Hồi giáo cũ) và đề nghị thành lập một tôn giáo mới tên: tôn giáo Bani đa thần, đưa Po Kuk tôn làm vị thần, đưa vua Po Rome làm giáo chủ, và kêu gọi cộng đồng Chăm chống đối tổ chức Hội đồng Sư cả và Ban Tôn giáo Chính phủ.

#

​Tôi Putra Podam, Tổng Biên tập Báo điện tử Kauthara. Trang mạng Kauthara được thành lập vào đầu năm 2015, mục đích giới thiệu và chuyển tải những sản phẩm công nghệ như font Chăm, bộ gõ Chăm đa năng, bộ chuyển đổi từ Rumi Chăm EFEO sang akhar Thrah, ứng dụng gõ chữ Chăm trên hệ thống Android, ứng dụng gõ chữ Chăm trên hệ thống iOS cũng như chương trình giảng dạy tiếng Chăm và nghiên cứu chữ viết Chăm để đóng góp bảo tồn và phát huy những di sản về văn hóa, ngôn ngữ và chữ viết Chăm. Năm 2020, Kauthara đã bổ sung thêm chủ đề lịch sử, văn hóa và tôn giáo Champa. Những bài nghiên cứu đăng trong Kauthara không đại diện cho quan điểm hay lập trường của Ban Biên tập. Nhưng Ban Biên tập chịu trách nhiệm tuyển chọn những bài có giá trị khoa học để đăng trong Kauthara và có quyền từ chối những bài nào không phù hợp. Mỗi tác giả phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về quan điểm và nội dung trong bài viết.

#

Cổng Thánh đường (Magik) Bình Thắng có từ trước 1975. Trên cổng ghi "Mesjid" (Thánh đường), dòng chữ Ả Rập, ngôi sao của trăng liềm. Ngày nay dưới tác động của Phó Tiến sĩ (Ts một đêm), họ đề nghị đặt tên "Nhà Chùa" và xin tiền từ dự án Ấn Độ đưa Thần Shiva (Ấn Độ) vào thờ trong làng Bình Thắng, làng của Chăm Agama Awal (Nì Awal). Còn nữa họ còn đưa cả Linga (cac) và Yoni (lon) của Ấn Độ vào thờ trong làng Bình Thắng. Từ đó họ kích động Thánh đường không phải nơi tôn thờ Allah mà phải thờ đa thần, có nghĩa mai sau họ sẽ đưa Linga (cac) và Yoni (lon) vào thờ trong Nhà Chùa này.

#

Agama Awal (Bani Awal) là một hệ phái theo đạo Awal mà giới đại diện là Acar. Acar là những người đại diện cho dòng họ để tu hành, trao dồi thiên kinh Koran, … Acar theo hệ phái tôn giáo: Nì Awal không bao giờ ăn thịt heo, thịt chó, hay những thịt động vật là Haram. Nhưng ngược lại tín đồ của họ là những đối tượng Gahéh (thường dân), nhiều thành phần thường dân này sống không Đức tin, sống lạc lối, nên không ai có quyền ngăn cấm họ, nghĩa là đối tượng thường dân có quyền rựu bia, ăn thịt heo, ăn thịt chó và ăn cả những thứ Halal và Haram đều được.Do đó, tín đồ thường dân không phải là đối tượng đại diện cho một tôn giáo.

#

Thiên kinh mà Giáo sĩ (Acar) đang dùng hiện nay là Thiên kinh Koran của Bani Islam, bởi Thiên kinh viết bằng chữ Ả Rập, và nội dung là tiếng Ả Rập. Do đó Giáo sĩ (Acar) phải học chữ Ả Rập để đọc Thiên kinh Koran, nhưng thực tế hiện nay Acar vẫn không hiểu nội dung Thiên kinh nói gì (Vì Acar không học tiếng Ả Rập). Acar đọc Thiên kinh Koran không giống tín đồ Bani Islam, mà Giáo sĩ (Acar) đọc Thiên kinh theo giọng Chàm. Cũng như người Chăm đang nói tiếng Việt bằng giọng Chàm.

#

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, tồn tại cùng với chiều dài lịch sử xã hội loài người. Người Chăm nói riêng và Champa nói chung đã tiếp nhận Balamon giáo (Brahmanism) từ Ấn Độ ngay từ khi Champa lập Quốc vào cuối thế kỷ thứ 2 (192). Balamon tồn tại ở Champa từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15 thì sụp đổ hoàn toàn, không còn tồn tại ở Champa và cả Đông Nam Á. Hồi giáo (Islam) đã len lỏi vào Champa từ thế kỷ thứ 9, ngay khi Balamon sụp đổ thì Hồi giáo chiếm ưu thế và thống trị hoàn toàn Champa. Nghĩa là Hoàng gia Champa và thần dân Champa trở thành tín đồ theo Bani (theo đạo mới, ám chỉ Islam).

#

Chăm Bani tại Việt Nam, Hồi giáo tồn tại hai nhánh đó là: Bani Islam và Bani Awal. Để phân biệt giữa hai tín đồ người Chăm thường dùng Agama Islam (Bani Islam) hay Muslim và Agama Awal (Bani Awal) hay Bani. Đối với Chăm Islam, trước 1975, ở miền Nam, Hồi giáo có hai tổ chức chính thức là "Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam" và "Hội đồng giáo cả Islam Việt Nam". Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam hoạt động dưới sự điều hành của Ban Quản trị Hiệp hội Trung ương và Đại hội đồng cơ sở. Nhằm mục đích: không hoạt động chính trị mà duy trì những tinh hoa đạo đức trong sinh hoạt tôn giáo; thực thi các tập tục truyền thống và đời sống đạo đã được Thiên kinh Koran giáo huấn. Mặt khác, trong cộng đồng Chăm Awal ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận cũng có tổ chức "Hội đồng giáo cả" tuy chưa được pháp luật thừa nhận nhưng trên thực tế vẫn hoạt động và tồn tại.