#

Sáng ngày 07/09/2022 tại Hội trường UBND huyện Ninh Phước - Ninh Thuận đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội đồng chức sắc Balamon tỉnh Ninh Thuận lần thứ III nhiệm kỳ 2022-2027, hơn 90 đại biểu là các vị chức sắc, tín đồ người Chăm Balamon (ngày nay là Chăm Ahier) đang sinh sống các huyện trong tỉnh đã về dự Đại hội. Đến dự đại hội có ông Đổng Hoàn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đại diện lãnh đạo Ban Tôn giáo, Ban Dân tộc tỉnh và lãnh đạo các huyện thị trong tỉnh về dự Đại hội. Đai diện Ban Tôn giáo Chính phủ gởi lẵng hoa chúc mừng Đại hội. Nhiệm kỳ 2022-2027, Hội đồng chức sắc Chăm Balamon (Cham Ahier) tỉnh Ninh Thuận đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phối hợp giải quyết các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật, điều hành có hiệu quả các hoạt động nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo quan trọng đúng theo giáo lý, giáo luật và pháp luật; Vận động các chức sắc, giáo sĩ, tín đồ thực hiện các nghi lễ theo tinh thần tiết kiệm, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm theo tôn giáo Chăm Balamon (Cham Ahier) phù hợp với xu thế hiện nay.

#

Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM; Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và TPHCM; các chức sắc, chức việc của 43 tôn giáo và các chức sắc tôn giáo là đại biểu Quốc hội khóa XV.

#

Theo Champaka cuốn thứ 12, “Vương quốc Champa: Lịch sử 33 năm cuối cùng 1802-1835” của Pgs. Ts. Po Dharma, và các nhà khoa học Tây phương, khẳng định Champa đã bị vua Minh Mệnh, triều đình Huế, diệt chủng và xóa Champa khỏi bản đồ thế giới vào năm 1832, và sáp nhập toàn bộ đất đai của vương quốc Champa vào lãnh thổ Việt Nam.

#

Indonesia, tên gọi chính thức là "Cộng hòa Indonesia" là một đảo quốc nằm giữa Đông Nam Á và  Châu Đại Dương. Indonesia bao gồm 13.487 hòn đảo với dân số khoảng hơn 279 triệu người (năm 2022), xếp thứ 4 thế giới và đứng thứ 3 châu Á. Indonesia, thời đại thuộc địa: Chịu sự kiểm soát của người châu Âu, đặc biệt là người Hà Lan từ thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 20. Người Nhật đến chiếm đóng Indonesia từ năm 1942 đến năm 1945. Indonesia tuyên bố độc lập vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, nhưng các nhà cầm quyền Hà Lan phản đối, kéo theo nhiều năm hỗn loạn và các cuộc họp ngoại giao.

#

Nhiệm kỳ 2022-2027 Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Ninh Thuận đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phối hợp giải quyết các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật, điều hành có hiệu quả các hoạt động nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo quan trọng đúng theo giáo lý, giáo luật và pháp luật; Vận động các chức sắc, giáo sĩ, tín đồ thực hiện các nghi lễ theo tinh thần tiết kiệm, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm theo tôn giáo Hồi giáo (Islam) phù hợp với xu thế hiện nay.

#

Theo Ts. Po Dharma, vua Minh Mệnh đã từng tiêu diệt người Việt theo Thiên Chúa Giáo hay vụ đào mồ của Lê Văn Duyệt vào năm 1835.  Từ đó, chính sách tàn bạo của vua Minh Mệnh trừng trị dân tộc Chăm về tội theo Lê Văn Duyệt là chuyện không tránh khỏi. Khởi đầu cho cuộc trừng phạt, Minh Mệnh ra lệnh cách chức và bắt giam tất cả quan lại Champa, tịch thu tất cả tài sản, đưa vào gông cùm để tra tấn, bắt người Chăm phải khai báo những gì liên quan đến phong tục tập quán, tín ngưỡng hay tôn giáo của Champa.

#

Người dân thôn Bình Minh ngày nay chỉ biết thời Việt Nam Cộng Hòa có tên gọi Ấp Minh Mỵ. Trước đó thời Pháp thuộc khu vực này có tồn tại ba làng tên tiếng Chăm: Palei Aia Mamih, Palei Gahul Angaok và Palei Gahul Yok. Di tích ba làng này vẫn còn tồn tại trên đồi cát trắng ở hướng Tây, và Thánh đường cổ nhất của làng Aia Mamih được xây trên đồi (gò) Aia Mamih, là nơi thờ phượng thượng đế Allah và tôn kính Thiên sứ Muhammad.

#

Ngày 01/08/2022, ông Nguyễn Long Biên, nhân danh Ủy Ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ký ban hành Quyết định số 41/2022/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quyết định số 84/2013-UBND về việc quy định giảng dạy tiếng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Sau khi quyết định được công bố, làng sóng phẫn nộ từ cộng đồng người Chăm trong nước cũng như hải ngoại về chính sách của chính quyền Việt Nam đối với dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Chăm nói riêng.

#

Đơn mạo danh Cả sư. Châu Minh Hương xin không tham gia Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận được nhóm cực đoan đăng tải trên trang Cộng đồng Chăm Bà Ni. Theo nguồn tin đáng tin cậy từ tín đồ Bani ở Tuấn Tú cho biết, hai người có âm mưu lật đổ Cả sư Châu Minh Hương, không ai khác mà chính là Imam Kiều Ngọc Sơn và Imam Báo Văn Hàng.

#

Sáng nay, trên mạng xã hội lan truyền đơn cam kết không tham gia Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận của Sư cả Châu Minh Hương, là vị Sư cả chủ trì Thánh đường Hồi giáo Bani Tuấn Tú. Sau khi lá đơn được đăng tải trên mạng xã hội Facebook, nhóm dân tộc cực đoan chống chính quyền Việt Nam hả hê like và cổ súy vui mừng, vì Cả sư Châu Hương là vị Sư cả luôn luôn chính trực liêm chính, hôm nay lại viết đơn không tham gia Hội đồng sư cả. Theo nguồn tin Kauthara nhận được từ chính gia đình và cá nhân Cả sư Châu Minh Hương cho biết, lá đơn trên là hoàn toàn giả mạo do một nhóm người đấu tranh đòi tôn giáo Bani dưới sự cầm đầu của Ts.Thành Phần (chủ dự án Ấn Độ) và Châu Thị Cành (cựu thành viên Fulro) đạo diễn.