#

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, tồn tại cùng với chiều dài lịch sử xã hội loài người. Người Chăm nói riêng và Champa nói chung đã tiếp nhận Balamon giáo (Brahmanism) từ Ấn Độ ngay từ khi Champa lập Quốc vào cuối thế kỷ thứ 2 (192). Balamon tồn tại ở Champa từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15 thì sụp đổ hoàn toàn, không còn tồn tại ở Champa và cả Đông Nam Á. Hồi giáo (Islam) đã len lỏi vào Champa từ thế kỷ thứ 9, ngay khi Balamon sụp đổ thì Hồi giáo chiếm ưu thế và thống trị hoàn toàn Champa. Nghĩa là Hoàng gia Champa và thần dân Champa trở thành tín đồ theo Bani (theo đạo mới, ám chỉ Islam).

#

Chăm Bani tại Việt Nam, Hồi giáo tồn tại hai nhánh đó là: Bani Islam và Bani Awal. Để phân biệt giữa hai tín đồ người Chăm thường dùng Agama Islam (Bani Islam) hay Muslim và Agama Awal (Bani Awal) hay Bani. Đối với Chăm Islam, trước 1975, ở miền Nam, Hồi giáo có hai tổ chức chính thức là "Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam" và "Hội đồng giáo cả Islam Việt Nam". Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam hoạt động dưới sự điều hành của Ban Quản trị Hiệp hội Trung ương và Đại hội đồng cơ sở. Nhằm mục đích: không hoạt động chính trị mà duy trì những tinh hoa đạo đức trong sinh hoạt tôn giáo; thực thi các tập tục truyền thống và đời sống đạo đã được Thiên kinh Koran giáo huấn. Mặt khác, trong cộng đồng Chăm Awal ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận cũng có tổ chức "Hội đồng giáo cả" tuy chưa được pháp luật thừa nhận nhưng trên thực tế vẫn hoạt động và tồn tại.

#

Hành lễ trong tiếng Ả Rập (Arabic) gọi “solat, salat, salah hay shalah” tùy theo phiên âm và tùy ngôn ngữ, trong tiếng Malay gọi “Sembahyang” gồm “Sembah” là bái lạy và “Yang” là thần thánh”, còn người Chăm thường gọi “Samiang” là biến thể từ chữ “Sem-yang”. Hành lễ là một trong năm trụ cột chính bắt buộc đối với tín đồ Muslim (Bani Islam) và Bani (Bani Awal - Hồi giáo).

#

Tánh Linh là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Bình Thuận, nơi đây có làng Chăm Bani (Chăm theo đạo) mà tiếng Chăm gọi palei Bicam. Trên thực tế người Chăm nơi đây thuộc vùng sâu vùng xa nên người dân ít cơ hội học cao, trí thức Chăm trình độ Đại học quá ít, không đáng kể. Cách đây 8 năm (2014), Thánh đường nơi đây bị Chính quyền đóng cửa một năm, không cho hoạt động trong tháng Ramawan. Được biết sự việc xung đột đôi bên chính do ông Thành Phần tạo ra. Thắm thoát trôi qua 8 năm, năm 2022, nay làng Bicam đi đầu trong việc phá tôn giáo Chăm do Imam Đồng Tuyền dẫn đầu (được biết Imam Đồng Tuyền là người Chăm gốc Phước Nhơn, nên rất thân cận với ông Thành Phần).

#

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, Bani Awal ở Ninh Thuận còn sót lại nhiều dấu tích của hệ phái Shiah của người Ba Tư, ngược lại Bani Awal ở Bình Thuận lại mang đậm các dấu tích của Islam Sunni, và cả hai khu vực thuộc Panduranga đều phủ đầy nét văn hoá Islam Malaysia. Sai lầm của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Bani Awal ở Champa là Hồi giáo bản địa nhưng không đưa ra lý lẽ đâu là tính bản địa và đâu là vết tích Islam chính thống giáo, bởi thực sự họ chưa hiểu cặn kẽ về Hồi giáo chính thống. Cũng như sự nhận định sai lầm khi cho rằng Hồi giáo ở Saudi Arabia và Hồi giáo ở Malaysia là chuẩn là chính thống giáo. Từ nhận định trên nên các kết quả nghiên cứu đã bị sai lệch.

#

Ramadan là tên gọi tháng thứ 9 của Islam lịch, là tháng thực hiện lễ thức Chay tịnh. Tên gọi theo Ả Rập:  رَمَضَان được phiên âm Rumi quốc tế Ramadan, tuy nhiên tại một số quốc gia, tên gọi này được phát âm và phiên âm lệch nhau tùy theo mỗi dân tộc và khu vực như: Ramadan, Ramandan, Ramadhan, Ramadon, Ramazan, Ramawan,…người Thái phát âm thành Ramadhon, người Malay phát âm thành Ramadhan, người Thổ Nhĩ Kỳ phát âm “z” thành Ramazan, người Chăm phát âm thành Ramawan hay Ramâwan,…Tuy việc phát âm và phiên âm khác nhau ở mỗi dân tộc, nhưng khi ghi (viết) họ phải ghi đúng theo phiên âm tên Quốc tế là Ramadan.

#

Trong giáo lý Hồi giáo (Bani Islam) nói chung và Bani Awal nói riêng vấn đề hiếu thảo với cha mẹ là điều bắt buột. Khi cha mẹ đã về già, tính tình của người già thường thay đổi và khó chịu, nhưng bổn phận làm con phải cố gắng và hết lòng chăm sóc cha mẹ. Trong Thiên kinh Koran Thượng đế Allah có nhắc nhở, nếu con cái bất hiếu với cha mẹ, thì Allah sẽ không tha thứ cho người đó.

#

Tháng Ramadan (Ramawan), giáo sĩ (Acar) tăng cường liên hệ với Allah và thực hiện nhiệm vụ của lòng sùng mộ phù hợp với giáo lý của Thiên kinh Koran. Thực thi tính kiên nhẫn và quyết tâm. Khuyến khích các nguyên tắc đạo đức bằng sự chân thành, giữ cho bản thân tránh xa khỏi thói kiêu căng. Ủng hộ những phẩm chất tốt, đặc biệt là tính trung thực và đáng tin cậy. Khuyến khích cá nhân bỏ được những thói quen xấu và thay đổi hoàn cảnh tốt lên. Rộng lượng, hiếu khách và thân thiện. Củng cố tình đoàn kết huynh đệ giữa các giáo sĩ (Acar) và tín đồ người dân. Giữ gìn trật tự và tuân thủ các giá trị của thời gian. Cân bằng nhu cầu về thể chất và tinh thần.

#

Đối với người Chăm theo hệ phái Bani Awal (Hồi giáo), sau khi tảo mộ xong, một số gia đình có thể tổ chức thực hiện lễ muk kei trong hai ngày (không nhất thiết gia đình nào cũng tổ chức, thường thì chủ họ hoặc chủ gia đình lớn mới làm) để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Đây là hình thức gần như cúng gia tiên của người Việt, nhưng với người Chăm Bani Awal đây chỉ là hình thức tưởng nhớ đến tổ tiên chứ không phải thờ phượng tổ tiên (Muk Kei) hay thờ phượng yang thần, vì trong nhà của Chăm theo Bani Awal không lập bàn thờ tổ tiên (điều cấm kỵ). Harei Muk Kei chỉ là lễ tục tưởng nhớ, lễ báo phước đến tổ tiên trước ngưỡng Ramadan (Ramawan) đang đến, các giáo sĩ (Acar) chỉ đọc Thiên kinh Koran và du-a khác cho các linh hồn dưới ngôi mộ sớm được siêu thoát. Đây cũng là dịp mọi người trong gia đình, bạn bè về sum họp và cầu mong được Allah phù hộ độ trì.

#

Chăm theo Bani (Hồi giáo Bani hay Hồi giáo Awal), hàng năm vào gần cuối tháng Shaban (Islam lịch) để chuẩn bị đón tháng Ramadan – Ramawan (tháng thực hiện lễ thức tịnh chay) thì cộng đồng Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận chuẩn bị đi tảo mộ dòng họ, ông bà, tổ tiên, nội ngoại, …Lễ tảo mộ thường tổ chức theo khu vực và được quy định bởi lịch thông báo của khu vực đó. Thông thường lễ tảo mộ diễn ra khoảng ba ngày. Ngày đầu tiên đi tảo mộ ở xa nhất, ngày kế tiếp tảo mộ ở những khu gần hơn, ngày cuối cùng tảo mộ ở khu gần nhất. Lễ tảo mộ là dịp con cháu về tụ họp, tề tựu với cha, mẹ, ông bà tổ tiên, gia đình và dòng họ.