#

Thánh đường, phiên nghĩa từ “Masjid” tiếng Ả Rập, là nơi thờ phụng, cầu nguyện của tín đồ Bani Islam (Hồi giáo) trên thế giới nói chung hay tín đồ Awal (Acar theo hệ phái Awal) nói riêng tại Việt Nam. Trong tiếng Anh, Masjid được viết là Mosque, và tiếng Pháp viết là Mosquée. Trong tiếng Chăm, “Masjid” được phiên âm thành: “Magik”. Tùy theo khu vực và vùng miền, tên gọi này xưng hô khác nhau như: Chăm Châu Đốc gọi là: Sâm Magik, Chăm Tây Ninh gọi là: Sang Magik, Chăm Bình Thuận, Ninh Thuận gọi là: Thang Magik. Tại Việt Nam, “Masjid” của Islam (Hồi giáo) tạm dịch là “Thánh đường”. Vì đa số tín đồ Kito giáo đã dùng từ “Nhà thờ”.

#

Thành Tín là một thôn Chăm sống cộng cư với thôn Từ Tâm, thôn Hòa Thủy thuộc xã Phước Hải. Được sự quan tâm của Nhà nước, thôn Thành Tín ngày càng phát triển và đội ngũ trí thức Chăm mỗi ngày một nhiều. Thành Tín hầu hết là dân tộc Chăm theo tôn giáo Hồi giáo (tiếng Chăm: Awal, tôn giáo có nguồn gốc từ Ả Rập). Từ bao đời nay, dân tộc Chăm theo hai tôn giáo chính là Hindu giáo (thường gọi Balamon có nguồn gốc từ Ấn Độ) và Islam giáo (tiếng phổ thông: Hồi giáo, tiếng Chăm: Awal).

#

Trải qua 189 năm, ngày Katip Sumat và Katip Thak Wa chống triều đình Huế, ngày nay xuất hiện Katip Tan Tu, một nhân vật anh hùng, gan dạ sẵn sàng đứng ra đấu tranh chống đồng bọn buôn bán văn hóa, tôn giáo dân tộc. Katip Tan Tu đã chỉ mặt những thành phần xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước và chống tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani do Nhà nước công nhận.

#

Từ khi thần dân Champa không còn chủ quyền trên mãnh đất Champa và phần còn lại của Panduranga vào năm 1832 thì hệ thống, cơ cấu tổ chức xã hội của dân tộc Chăm gần như bị tê liệt hoàn tàn. Đây là giai đoạn đen tối nhất mà xã hội Chăm không còn lối thoát, … chú không còn nhận cháu, anh không còn nhận em, hoàn toàn mất phương hướng. Giai đoạn này một số cuộc khởi nghĩa Champa mang tầm quốc tế đều do người Hồi giáo lãnh đạo, có thể kể đến như phong trào Katip Sumat (1833-1834), Katip Ja Thak Wa (1834-1835), Haji Les Kosem (1964 – 1975), … và một số giáo sĩ Chăm Awal (vai phải) và chức sắc Chăm Ahier (vai trái) gánh nặng trọng trách của dân tộc trên đôi vai và lèo lái con thuyền Champa đậu bến an toàn như ngày hôm nay.

#

Theo Ts. Putra Podam, Bani không phải tên tôn giáo, càng không phải tên tôn giáo của người Chăm. Vì tổ tiên Champa chưa sáng lập ra một tôn giáo nào. Cụ thể: -Hindu tiếng phổ thông là Bà-la-môn là tôn giáo của Ấn Độ, nhưng hiện nay hầu như người Chăm đang hiểu sai cho rằng Balamon là tôn giáo do tổ tiên người Chăm nặn ra. Islam tiếng phổ thông là Hồi giáo là tôn giáo đến từ Ả Rập, được người Chăm tiếp nhận và cải biến thành Awal. Còn Ahier tiếp nhận Hồi giáo và văn hóa bản địa Champa.

#

Tiếng phổ thông là ngôn ngữ được thống nhất để sử dụng trên toàn quốc, đại diện cho một quốc gia, dùng để phân biệt với tiếng địa phương ở mỗi vùng miền.

#

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo thông báo của Văn phòng Chính phủ tại văn bản số: 5969/VPCP-KGVX ngày 18/8/2021 và thông báo Số: 7107/BYT-MT của Bộ Y Tế ngày 27 tháng 08 năm 2021 tại Hà Nội về việc “xử lý thi hài tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng”, xử lý thi hài tín đồ Hồi giáo tử vong do nhiễm SARS-CoV-2.

#

Imam Từ Bát (Pô Thiện) là giáo sĩ Acar hiện đang phụng sự Thượng đế Allah (Aluah) tại Thánh đường Hồi giáo Bani Thành Tín. Hiện nay, Từ Bát là một thành viên tích cực tham gia dự án quĩ Porome do Ts. Giả mạo Thành Thanh Dải (Thành Đài) chủ trương. Ông Imam Từ Bát công khai cung cấp tài liệu cho ông Thành Thanh Dải quốc tế hóa đề tài tôn giáo Bani đến các hãng thông tấn báo chí quốc tế nhằm vu cáo Chính phủ Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo đối với người Chăm.

#

​Năm 1443, theo lịch Hijri, nhằm thứ Hai ngày 01 tháng Muharam, tương đương Tây lịch là thứ Hai ngày 9 tháng 8 năm 2021. Đầu năm 1443 Hijri, tất cả tín đồ Bani Islam trên thế giới và Bani Awal phải tổ chức Suk đầu tiên trong tháng Muharam.

#

Tóm tắt: Bài viết này, tác giả giới thiệu tổng quan về chủ đề, nội dung của bộ kinh - văn bản lá buông (agal bac) mà tu sĩ Basaih, Po Adhia người Chăm Ahiér đang lưu giữ và dùng để hành lễ hiện nay. Thông qua bộ kinh và việc thực hành nghi lễ của các tu sĩ, tác giả bóc tách nhiều lớp văn hóa, tôn giáo khác nhau trong cộng đồng Chăm. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng: tôn giáo Bàlamôn ở người Chăm Ahiér không hoàn toàn chính thống mà là sự dung hòa các yếu tố bản địa, Bàlamôn giáo và Islam giáo.